Vũ trụ là gì? Vũ trụ là khoảng không vô tận chứa các thiên hà, mỗi thiên hà là một tập hợp của thiên thể (ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi), khí, bụi và bức xạ điện từ.
Thiên hà chứa mặt trời và các hành tinh của nó trong đó có Trái Đất ( Dải Ngân Hà).
Theo thuyết Big Bang, Vũ trụ được hình thành cách đây 15 tỉ năm sau một vụ nổ lớn (Big Bang), từ một nguyên tử nguyên thủy. Vụ nổ xảy ra và làm tung ra trong không gian những đám bụi khí khổng lồ. Rất lâu về sau, các đám bụi khí này tụ tập dưới tác động của lực hấp dẫn, dần dần hình thành các ngôi sao, các thiên hà của Vũ trụ.
Vũ trụ rộng bao nhiêu?
Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng 28,5 tỷ parsec (93 tỷ năm ánh sáng) trong thời điểm hiện tại và ước tính có khoảng 2 nghìn tỉ thiên hà trong vũ trụ quan sát được. Các nhà thiên văn chưa biết được kích thước toàn thể của Vũ trụ là bao nhiêu và có thể là vô hạn. Những quan sát và phát triển của vật lý lý thuyết đã giúp suy luận ra thành phần và sự tiến triển của Vũ trụ.
Bởi vì chúng ta không thể quan sát không gian vượt ngoài biên giới của Vũ trụ quan sát được, chúng ta không thể biết được kích thước của Vũ trụ là hữu hạn hay vô hạn.
Nơi xa nhất trong Vũ trụ chúng ta quan sát được với sự trợ giúp của kính thiên văn Hubble là thiên hà GN-z11 – thiên hà xa nhất vũ trụ với khoảng cách lên tới… 32 tỉ năm ánh sáng.
Thiên hà này ra đời cách đây 13,4 tỉ năm, điều này cũng có nghĩa là chúng ta đang nhìn thấy nó vào thời điểm chỉ sau vụ nổ Big Bang 400 triệu năm (theo lý thuyết, 13,8 tỉ năm trước vũ trụ ra đời sau vụ nổ này).