Vùng cấm bay là gì? Vùng cấm bay là là vùng trời mà máy bay quân sự và các loại máy bay khác không được phép bay, đặc biệt là do chiến tranh.
Các vùng cấm bay cũng có thể được các nước sử dụng như một công cụ chính trị nhằm cảnh báo các quốc gia đối địch không cố tìm cách xâm nhập vào không phận của mình.
Trên thế giới có 6 vùng cấm bay không phải là khu vực quân sự, hay chiến tranh, gồm:
- Công viên Disney
- Phố Downing của Vương quốc Anh
- Washington DC
- Machu picchu
- Parthenon
- Thánh địa Mecca
Vùng cấm bay đầu tiên được áp đặt trên lãnh thổ của Iraq , trong cuộc chiến lật đổ chính quyền của tổng thống Saddam Hussein. Cuộc chiến đã khiến hàng trăm ngàn người Kurd tại Iraq phải bỏ chạy lên vùng đồi núi cằn cỗi gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Để giải cứu những người Kurd, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức những đội cứu hộ đồng thời cung cấp lương thực và vật phẩm thiết yếu cho họ. Cùng lúc đó, Liên Hiệp Quốc công bố vùng cấm bay đầu tiên, yêu cầu quân đội của Hussein không được can thiệp vào các nỗ lực cứu trợ.
Năm 1992, vùng cấm bay thứ 2 được thiết lập nhằm bảo vệ những người hồi giáo Shiite trong cuộc nổi dậy ở Iraq . Khi các má bay của Shaddam Hussein xâm phạm vùng cấm bay này, lập tức bị bị bắn hạ bởi tên lửa. Lệnh cấm được tiếp tục cho đến khi Mỹ lật đổ được chính quyền Shaddam Hussein năm 2003.
Năm 1993, sau sự tan rã của Ba Tư và những cuộc nội chiến đẫm máu, Liên Hiệp Quốc đã phải áp đặt một vùng cấm bay lên lãnh thổ Bosnia và Herzegovina . Kiểm soát toàn bộ máy bay quân sự trong khu vực và ngăn chặn những cuộc tấn công các nước láng giềng của Bosnia . Sau đó, vùng cấm bay được mở rộng, NATO đã tấn công và tiêu diệt toàn bộ tên lửa phòng thủ của Bosnia để các máy bay tuần tra có thể hoạt động.
Gần đây nhất là cuộc nội chiến tại Libya năm 2011. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt điều lệnh trong đó cấm tất cả hoạt động trên không phận của Libya , trừ các hoạt động cứu trợ và tuần tra. Bên cạnh đó Liên Hiệp Quốc còn cho phép các thành viên được sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc xâm phạm cũng như bảo vệ dân thường Libya .
Trên thế giới, có nhiều khu vực trên bầu trời mà bạn không được phép điều khiển máy bay hoặc các thiết bị bay không người lái vào, chủ yếu vì mục đích an ninh quân sự. Vậy trong trường hợp bạn cố tình bay vào những khu vực đó, bạn sẽ nhận được những cảnh báo hay hình thức xử lý như thế nào?
Vùng cấm bay hoạt động như thế nào?
Thẩm quyền pháp lý để thiết lập một vùng cấm bay dựa trên Điều 42 của bộ luật Liên Hiệp Quốc. Trong đó nói rằng nếu ngoại giao không thể giải quyết các mối đe dọa hòa bình Thế giới, Liên Hiệp Quốc sẽ cho phép áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn. Do đó, để thiết lập một vùng cấm bay, tước hết cần sự chấp thuận của 15 thành viên Hội Đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong đó, một trong năm thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc đều có quyền phủ quyết. Trong cuộc xung đột tại Libya , việc thiết lập vùng cấm bay đã bị phủ quyết bởi Nga và Trung Quốc, tuy nhiên sau đó đã bị thuyết phục khi bỏ phiếu.
Sau khi Liên Hiệp Quốc chấp thuận việc áp đặt vùng cấm bay, phải có một thành viên đứng ra nhận việc tổ chức và thực thi lệnh cấm bay đó. Đối với sự kiện ở Libya , NATO đã đứng ra để áp đặt lệnh cấm bay. Việc đứng lên và thực thi lệnh cấm bay không đơn giản chỉ là cung cấp máy bay, tên lửa hay quân đội để ngăn chặn các hành vi xâm phạm, mà các thành viên còn phải tuân thủ theo những quy tắc được đề ra. Trong đó sẽ quy định việc sử dụng vũ lực trong những trường hợp nào, sử dụng ở phạm vi nào cũng như có thể điều động bao nhiêu lực lượng của quân đội. Quy tắc này được gọi là RoEs.
Vùng cấm bay áp đặt đối với Libya dựa trên những tiêu chí cơ bản nhất. Nó cấm bất kỳ chuyến bay nào vào không phận của Lybia, ngoại trừ phục vụ cho các hoạt động nhân đạo, cung cấp vật tư ý tế, thực phẩm và việc sơ tán công dân nước khác ra khỏi vùng xung đột.
Trong chiến tranh Iraq , lực lượng không quân của Liên Hiệp Quốc bị hạn chế bởi các quy tắc RoEs. Trong khi đó tại Libya, Liên Hiệp Quốc đã ủy quyền nhiều hơn cho NATO với việc có thể thể thực hiện những ‘biện pháp cần thiết’ để ngăn chặn những hành vi xâm phạm.
Sau đó, Mỹ đã phái các máy bay không người lái để thăm dò và đánh giá mức độ thiệt hại sau cuộc tấn công đầu tiên. Tiếp theo, các máy bay gây nhiễu radar được Hải quân Mỹ phái đi như một biện pháp bổ sung, nhằm vô hiệu hóa những gì còn lại của hệ thống phòng không Libya . Tiếp đó các máy bay của Mỹ và NATO tấn công các căn cứ không quân của chính phủ Libya , nhằm mục đích làm giảm khả năng tấn công phiến quân và gây thiệt hại cho dân thường từ những cuộc tấn công bằng máy bay của chính phủ Libya.
Công việc tuần tra trên không cũng khá phức tạp, theo các báo cáo họ chỉ có 4 giờ đồng hồ để gửi các thông tình báo mới nhất. Công việc yêu cầu thu thập cả dữ liệu về vị trí của các máy bay liên minh, phát hiện các vật thể bay lạ và nghiên cứu cả dữ liệu thời tiết. Khi phát hiện một vật thể bay lạ từ báo cáo của máy bay do thám, họ sẽ phải xác định xem nó có phải máy bay thù địch hay chỉ là một sự xâm phạm không phận do nhầm lẫn. Trước khi có bất cứ hành động nào, họ đều phải nhận chỉ thị rõ ràng từ căn cứ chỉ huy trên mặt đất. Đôi khi thời gian tuần tra kéo dài, khiến các máy bay phải được tiếp nhiên liệu trên không để tiếp tục công việc.
Mới đây nhất, Ukraine đã kêu gọi phương Tây thiết lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine.
Tuy nhiên, cả Anh và Mỹ đã thẳng thừng từ chối yêu sách của Ukraine, vì lo ngại chiến tranh thế giới xảy ra.