Reference.vn - Chuyên gia hằng ngày của bạn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn - Chuyên gia hằng ngày của bạn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Sức khoẻ » Triệu chứng và bệnh » Whitmore bệnh học

Whitmore bệnh học

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Whitmore bệnh học

Whitmore bệnh học

Whitmore bệnh học: Whitmore là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei (trước đây có tên gọi là Pseudomonas pseudomallei).

Vi khuẩn được tìm thấy trong nước bẩn, đất, lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm. Vi khuẩn này còn được quan tâm đến như là một tác nhân tiềm năng trong chiến tranh sinh học và khủng bố sinh học. Melioidosis có nhiều điểm tương đồng với một bệnh ở loài ngựa, lây qua người từ gia súc bị nhiễm bệnh.

A- Bệnh melioidosis thường gặp ở đâu?

– Melioidosis gặp thường xuyên nhất ở Đông Nam Á và Bắc Úc. Bệnh cũng thấy ở Nam Thái Bình Dương, Châu Phi, Ấn Độ, và Trung Đông.

– Các loại vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong đất, trong các cánh đồng lúa gạo, và các vùng nước tù đọng trong khu vực.

Người nhiễm bệnh do hít phải bụi nhiễm vi khuẩn hay khi tiếp xúc với đất bị ô nhiễm qua các vết trầy xước ngoài da. Nhiễm trùng thường xảy ra trong mùa mưa.

B- Triệu chứng của bệnh melioidosis

– Triệu chứng phổ biến nhất của Melioidosis xuất phát từ nhiễm trùng ở phổi, nơi có thể hình thành một khoang chứa mủ (abscess phổi).

– Tình trạng bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ đến viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng. Bệnh nhân sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, đau ngực, và đau nhức các cơ bắp.

– Bệnh còn có thể biểu hiện khu trú bằng các ổ nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) kèm với sốt và đau cơ.

– Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc được hít vào qua đường hô hấp gây viêm nhiễm ở thần kinh trung ương, tuyến mang tai, xương khớp, gây abscess ở gan và lách, viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng da, cơ vân.

– Bệnh có thể lan toả từ da vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, hoặc diễn tiến thành một hình thái melioidosis mạn gây thương tổn đến tim, động mạch chủ bụng, não, gan, thận, khớp, và mắt.

– Melioidosis cũng có thể lây lan từ người sang người.

C- Chẩn đoán melioidosis?

Việc chẩn đoán melioidosis được thực hiện dựa trên các xét nghiệm vi sinh học trong máu, nước tiểu, đờm, hoặc tại phần da bị tổn thương.

– Xét nghiệm máu rất hữu ích để phát hiện sớm các trường hợp cấp tính của melioidosis, nhưng khi kết quả âm tính thì vẫn chưa thể hoàn toàn loại trừ.

– Các xét nghiệm thường dùng là: xét nghiệm kết dính hồng cầu gián tiếp (indirect hemagglutination=IHA), xét nghiệm cố định bổ thể (complement fixation=CF) và xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase chain reaction=PCR)

D- Điều trị bệnh melioidosis?

– Việc điều trị bao gồm việc dùng thuốc kháng sinh, tuỳ thuộc vào vị trí và mức độ của bệnh.

– Đối với các thể bệnh nhẹ, khuyến cáo dùng các kháng sinh như imipenem, penicillin, doxycycline, amoxicillin-clavulanic acid, ceftazidime, ticarcillin-clavulanic acid, ceftriaxone, và aztreonam.

– Đối với những bệnh nhân nặng hơn, cần điều trị kết hợp hai trong số các loại kháng sinh kể trên, trong thời gian kéo dài đến 12 tháng.

– Nếu có biểu hiện của melioidosis phổi, và nếu cấy vi khuẩn vẫn còn dương tính sau sáu tháng, cần xem xét đến việc phẫu thuật cắt bỏ thuỳ phổi để loại bỏ các áp-xe phổi.

E- Phòng ngừa bệnh melioidosis?

– Ở những vùng có bệnh melioidosis lưu hành, những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch (như AIDS, ung thư, những bệnh nhân hóa trị …) nên tránh tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm, đặc biệt là ở các khu vực trang trại.

F-Tiên lượng của bệnh melioidosis?

Nếu không điều trị, bệnh melioidosis sẽ dẫn đến tử vong. Khi điều trị bằng kháng sinh, các tình trạng nghiêm trọng của bệnh có cơ hội hồi phục 50%, nhưng tỷ lệ tử vong chung vẫn còn cao, khoảng 40%.

G- Tóm tắt về bệnh melioidosis

+ Melioidosis là một bệnh lây truyền gây ra bởi vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.

+ Bệnh melioidosis thường có những biểu hiện liên quan đến phổi.

+ Bệnh Melioidosis được chẩn đoán bằng các xét nghiệm máu, nước tiểu, đờm, hoặc xét nghiệm vùng da bị tổn thương.

+ Bệnh Melioidosis được điều trị bằng kháng sinh.

+ Tỷ lệ tử vong chung là 40%.

BS ĐỒNG NGỌC KHANH – Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tài liệu tham khảo

+ eMedicine

+ Tài liệu của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC)

Từ khóa: whitmore bệnhwhitmore bệnh họcwhitmore biểu hiệnwhitmore diseaseWhitmore là bệnh gìwhitmore là gìwhitmore vi khuẩn
KIM

KIM

KIM là một nhà báo. Tôi viết về các vấn đề kinh tế, xã hội và đôi khi cả du lịch. Sở thích đọc sách và nấu ăn cho gia đình. Gia nhập Group Reference.vn để thảo luận, chia sẻ các vấn đề bạn quan tâm https://m.facebook.com/groups/3017543765020355?ref=bookmarks

Related Posts

Nám phổi có chữa được không?
Triệu chứng và bệnh

Nám phổi có chữa được không?

22 Tháng Một, 2021
Nấm phổi có chữa được không?
Triệu chứng và bệnh

Nấm phổi có chữa được không?

22 Tháng Một, 2021
Bé bị lác mắt có chữa được không
Triệu chứng và bệnh

Bé bị lác mắt có chữa được không

30 Tháng Mười Một, 2020

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Người khác cũng đang đọc

  • Whitmore Sóc Sơn: Lần đầu tiên ghi nhận hai anh em ruột chết do whitmore
  • Whitmore là bệnh gì?

Bài viết mới

Cách chọn mua nồi chiên không dầu

Cách chọn mua nồi chiên không dầu

20 Tháng Hai, 2021
Nồi chiên không dầu lợi hại gì?

Nồi chiên không dầu lợi hại gì?

20 Tháng Hai, 2021
Nồi chiên không dầu có nguy cơ gây ung thư không?

Nồi chiên không dầu có nguy cơ gây ung thư không?

20 Tháng Hai, 2021
Tính chất của số 0

Tính chất của số 0

15 Tháng Hai, 2021
Em hiểu gì về con số 0

Em hiểu gì về con số 0?

15 Tháng Hai, 2021

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Tính hiệu của số lớn nhất có hai chữ số và số liền sau số nhỏ nhất có hai chữ số.

    Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1kg tờ 500k bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Blackpink chiều cao cân nặng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hồng phiến tồn tại trong cơ thể bao lâu?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phím AC, CE, M+ trên máy tính Casio có nghĩa là gì?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tiêm thuốc trợ phổi bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tên cây bắt đầu bằng chữ x

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thế nào gọi là số tròn trăm?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1 triệu đô la nặng bao nhiêu kg?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn – Chuyên gia hằng ngày của bạn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Xe máy
  • Ô tô

© 2019 K&L Media Co.