Bộ xương người có 206 xương đối với người lớn. Nhưng trẻ sơ sinh có đến hơn 300 xương cấu thành từ sụn sau đó dần dần khoáng hóa trong vài năm đầu đời, và một số xương sẽ ghép lại với nhau để còn lại con số 206.
Bộ xương người gồm ba phần
– Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mật nhỏ, có xương hàm.
– Phần thân gồm cột sống có nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).
– Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).
Con người có bao nhiêu cái xương sườn?
Con người có có 24 xương sườn (12 cặp) với hầu hết mỗi người trưởng thành. Nhưng cứ trong khoảng 500 người thì một người có một cái xương sườn phụ, gọi là xương sườn cổ. Chiếc xương này mọc ngay trên phần cổ trên xương đòn, nó thường không thành hình hoàn chỉnh, nhiều khi nó chỉ là một sợi mô rất mỏng.
Tuy nhiên, nếu chiếc xương phụ này chèn vào các mạch máu hay dây thần kinh gần kề cho dù hình dạng có như thế nào thì nó đều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe của con người.
Việc mọc chiếc xương phụ này thường dẫn đến một tình trạng được gọi là hội chứng tắc nghẽn ổ cắm ngực, với các biểu hiện như: những cơn đau cổ, đau vai, mất cảm giác tay hoặc chân, đông máu và những vấn đề khác. Khi có các triệu chứng này, các bạn cần đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.
12 đôi xương sườn sắp xếp đối xứng hai bên đoạn sống ngực được chia thành 3 loại:
Sườn thật: sườn nối trực tiếp vào xương ức bằng sụn sườn (đôi xương sườn số 1 – xương sườn số 7)
Sườn giả: là những sườn cùng chung đoạn sụn với sườn 7 để hợp thành cung sườn (đôi xương sườn số 8 – xương sườn số 10).
Sườn cụt (sườn lửng): không nối với xương ức.
Xương sườn là cố định (kể cả xương sườn số 6, số 7). Con người không thể trực tiếp điều khiển xương sườn trong cơ thể mình mà cần thông qua một số cơ bắp và các dây thần kinh. Phổi khi hít thở có thể làm xương sườn chuyển động theo. Xương sườn đóng vai trò nâng đỡ trọng lượng cơ thể, bảo vệ lồng ngực và các cơ quan nội tạng quanh nó như tim, phổi… Đây là một bộ phận xương không thể thiếu đối với sự tồn tại của con người. Nếu xương sườn bị viêm, gãy hoặc mắc một số căn bệnh liên quan khác thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Số xương trong bàn tay và bàn chân chiếm hơn một nửa số xương trong cơ thể.
Mỗi bàn tay có 27 cái xương và mỗi bàn chân có 26 cái, có nghĩa là một cơ thể với hai bàn tay và hai bàn chân thì đã có 106 chiếc xương nằm ở đó.
Các xương nhỏ nhất trong cơ thể người là xương búa (malleus), xương đe (anvil), và xương bàn đạp (stapes). Các xương này được gọi chung là “ossicles” – tiếng Latin của “những mẩu xương tí hon”, và vai trò của chúng là truyền tải rung động âm thanh từ không khí vào chất dịch ở tai trong.
Chúng không chỉ là các xương nhỏ nhất trong cơ thể mà còn là các xương duy nhất không tái tổ chức sau 1 tuổi. Một sự thay đổi nhỏ trong hình dạng của các xương này có thể ảnh hưởng đến thị giác của chúng ta.
Các xương nhỏ này còn quan trọng trong các hoạt động khảo cổ và pháp y. Bởi chúng hình thành khi chúng ta còn ở trong tử cung, kết quả phân tích đồng vị có thể cho chúng ta biết thông tin liên quan chế độ ăn uống và sức khỏe của người mẹ trong các bộ xương người chưa rõ lai lịch.
Răng không được tính là xương, nhưng chúng vẫn là một phần của hệ thống xương.
Hầu hết con người có 52 răng trong cuộc đời, 20 răng sữa được thay từ khi còn nhỏ và 32 cái răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, loài cá mập thay khoảng 30.000 cái răng trong suốt cuộc đời.