Xyanua là một hóa chất thường dùng trong công nghiệp, tuy nhiên nó cũng xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm người dân thường dùng như măng hay sắn.
Ngộ độc Xyanua (cyanua -HCN) do ăn măng hoặc sắn chế biến không đúng cách phổ biến hơn.
Các nguồn xyanua khác như các bãi khai thác vàng – nơi xyanua được sử dụng để chiết tách vàng; những đám cháy, ở những khu vực biển ô nhiễm xyanua, nghề nhuộm, in, đánh bắt cá bằng hóa chất hay nghề sơn móng tay…
Xyanua là một hợp chất hoá học có chứa nhóm xyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử các-bon liên kết ba với một nguyên tử ni-tơ.
Thành phần cơ bản: H 9,15%, C 27,23%, N 63,55%. Amoni xyanua có thể được phân tích bằng cách nung muối và cho các sản phẩm bị phân huỷ: hydrogen cyanide và ammonia trong nước ở nhiệt độ thấp. Dung dịch nước được phân tích cho ion xyanua bằng phương pháp chuẩn độ bạc nitrat hoặc phương pháp điện cực ion, và amoniac được đo bằng kỹ thuật chuẩn độ hoặc điện cực.
Tiếp xúc với một lượng lớn cyanide có thể gây tổn thương cho não và tim mạch, nếu tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những hậu quả như khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp.
Chỉ cần 50mg – 200mg Xyanua hoặc hít phải 0,2% khí Xyanua, có thể giết chết ngay lập tức một người trưởng thành.
Phần lớn lượng xyanua có trong nước và đất xuất phát từ những quá trình công nghiệp. Nguồn thải chính của xyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hoá chất hữu cơ, những công việc liên quan đến sắt và thép; đặc biệt trong công nghiệp luyện thép, Xyanua là độc chất chính gây ô nhiễm; và những phương pháp xử lý chống lãng phí nước của con người. Những nguồn xyanua khác từ xuất phát từ xe cộ, từ những ngành công nghiệp hoá học, chất đốt từ những nhà dân trong thành phố và thuốc trừ sâu có chứa xyanua. Xyanua có trong những bãi chôn lấp có thể làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm.

Xyanua được tìm thấy trong những hợp chất (là những chất được hình thành từ hai hay nhiều hoá chất). Xyanua có thể phản ứng với kim loại và những hợp chất hữu cơ khác (hợp chất chứa Carbon). Natri xyanua và kali xyanua là những hợp chất xyanua đơn giản.
Natri xyanua (NaCN)
Natri xyanua là một hợp chất hóa học cực độc, rất nhanh chóng dẫn tới tử vong. Giống như hợp chất tương tự là kali xyanua, NaCN có mùi tương tự như mùi quả hạnh, nhưng không phải ai cũng có thể ngửi thấy do đặc điểm di truyền.
Natri xyanua được sử dụng để chiết vàng và các kim loại quý khác từ quặng, và các hoạt động khai thác kim loại quý tiêu thụ phần lớn sản lượng natri xyanua được sản xuất ra. Xyanua natri cũng được sử dụng bất hợp pháp ở một vài nơi để đánh bắt cá. Các rủi ro với các dung dịch xyanua là cực kỳ nguy hiểm cho các hệ thủy sinh thái.
Các muối xyanua thuộc về số các chất độc có phản ứng nhanh nhất. Các xyanua là chất ức chế tiềm tàng đối với sự hô hấp, có tác dụng lên enzim cytochrome c oxidaza của ti thể và vì thế nó ngăn chặn sự vận chuyển điện tử. Kết quả là giảm sự trao đổi chất ôxi hóa và sự sử dụng ôxy. Sự nhiễm axít lactic sau đó diễn ra như là hậu quả của sự trao đổi chất kị khí. Ban đầu, ngộ độc cấp tính các xyanua tạo ra nước da đỏ hay hồng ở nạn nhân do các mô không thể sử dụng ôxy trong máu.
Các hiệu ứng của natri xyanua là tương tự như ở xyanua kali. Khi ăn nhầm khoảng 100–200 mg xyanua natri thì nạn nhân sẽ mất ý thức trong vòng 1 phút, đôi khi chỉ trong vòng 10 giây, phụ thuộc vào cường độ miễn dịch của cơ thể và khối lượng thức ăn có trong dạ dày. Sau khoảng 45 phút thì cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê hoặc ngủ sâu và nạn nhân có thể tử vong trong vòng 2 giờ nếu không được điều trị kịp thời. Trong giai đoạn này, có thể xảy ra co giật. Tử vong xảy ra chủ yếu là do trụy tim.
Kali xyanua (KCN)
Kali xyanua hay xyanua kali là tên gọi của một loại hợp chất hóa học không màu của kali có công thức KCN. Nó có mùi giống như mùi quả hạnh nhân, có hình thức bề ngoài giống như đường và hòa tan nhiều trong nước.
Kali xyanua là chất vô cùng độc (T+), có thể giết người với liều lượng thấp. Tuy vậy, nó là một trong số rất ít chất có khả năng tạo ra các phức chất của vàng (Au) hòa tan được trong nước, nó được sử dụng trong ngành kim hoàn để mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hóa học. Đôi khi nó cũng được sử dụng trong ngành khai thác các mỏ vàng để tách vàng ra khỏi quặng vàng.
Vì là một chất không màu cộng thêm mùi thơm giống hạnh nhân, chỉ cần ăn nhầm từ 200 đến 250 mg chất kịch độc này thì một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 30 giây đến 2 phút. Sau khoảng 1 tiếng thì rơi vào trạng thái hôn mê và có thể tử vong sau khoảng 3 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời.
Chỉ cần 0,15 – 0,2 g chất độc xyanua là có thể khiến một người khỏe mạnh tử vong. Người nào ăn, uống hoặc hít phải chất độc trên thường có các triệu chứng như: chóng mặt, nhức đầu, nôn ói, cảm giác lo lắng, sợ hãi, tay chân lạnh, co giật, hôn mê… dẫn đến tử vong.
Kali xyanua được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1704 tạo Berlin, Đức trong thí nghiệm của bác sỹ người Đức Johann Conrad Dippel. Ông đã trộn hỗn hợp máu khô với Kali và Ion Sunfat cho ra một hỗn hợp màu xanh đậm với tên gọi “màu xanh Berlin”.
Năm 1782, một nhà khoa học Thụy Điển đã đun nóng hợp chất trên với axit sulfuric loãng. Ông nhận thấy một axit mới được hình thành là axit hydro xyanua (một dạng hợp chất của xyanua). Loại axit này tan nhiều trong nước.
Ngày nay, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu cũng như hiểu biết sâu hơn về đặc điểm và tính chất của Xyanua cùng các hợp chất của chúng, đặc biệt là chất kịch độc Kali xyanua.
Con người thường nhiễm độc xyanua theo 3 đường chính: Đường tiêu hóa thông qua thức ăn và nước uống; đường hô hấp vì axit xyanua có thể bay hơi và sau cùng xyanua cũng có thể xâm nhập qua da.
Giống như các hợp chất xyanua khác, xyanua kali gây độc bằng cách ngăn chặn sự trao đổi chất của tế bào. Xyanua kali có khả năng tạo liên kết hóa học với các heme trong máu (như hemoglobin), làm cho các tế bào không lấy được ôxy và bị hủy hoại.
Khi bị nhiễm độc Kali xyanua, người trúng độc thường có các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, co giật và hoàn toàn có thể tử vong ngay sau đó nếu nồng độ Kali xyanua trong máu lớn hơn 1mg/l.