Không có câu trả lời chính xác sinh mổ đẻ được bao nhiêu lần, vì tùy thuộc vào việc hiểu biết rủi ro của người mang thai.
Phẫu thuật mổ phổ biến nhất hiện nay là sinh mổ (tiếng Anh là Section – C). Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), khoảng 30% ca sinh ở Hoa Kỳ là sinh mổ. Dựa vào mức độ phổ biến của chúng, liệu có nguy cơ gia tăng liên quan đến việc lựa chọn phương pháp sinh nở đó không? Dưới đây là giải thích của một chuyên gia từ Đại học Y Texas A & M.
Ngay cả khi sinh mổ phổ biến như hiện nay, ông Hector Chapa, Phó giám đốc Khoa sản Đại học Y khoa Texas A & M cho biết, sinh mổ có thể có vấn đề vì dù sao nó vẫn là một cuộc phẫu thuật bụng lớn.
Ngày nay, một trong ba em bé được sinh ra là sinh mổ, tăng 50% trong thập kỷ qua. Không phải phần lớn các trường hợp phụ nữ bước vào bệnh viện và quyết định sinh mổ. Thường các bác sĩ chỉ định sinh mổ nếu em bé lớn và nếu mẹ có xương chậu nhỏ, hoặc nếu em bé không ở tư thế cúi đầu xuống và nỗ lực xoay em bé trước khi phụ nữ sinh con không thành công. Nói ngắn gọn là sinh mổ theo chỉ định của bác sĩ.
Mặc dù rất khó để nói mỗi phụ nữ sinh mổ bao nhiêu lần là quá nhiều, nhưng có thể khẳng định rủi ro tăng lên khi số lần sinh mổ tăng lên. Ông Chapa cho rằng nguy cơ bắt đầu tăng nhanh hơn từ sau lần sinh mổ thứ ba. Tuy nhiên, các bằng chứng y tế hiện tại cho thấy hầu hết các cơ quan y tế đều tuyên bố rằng nếu đã có kế hoạch sinh mổ nhiều lần, khuyến nghị của chuyên gia là phải tuân thủ số lượng tối đa là ba.
Những rủi ro sinh mổ
Rủi ro sinh mổ có thể bao gồm sự hình thành mô sẹo lồi, nhiễm trùng (nguy cơ tăng gấp đôi khi so với sinh thường), cục máu đông và tổn thương bàng quang. Các vấn đề tiềm ẩn gia tăng với mỗi lần sinh mổ tiếp theo bao gồm nhau thai cài răng lược (tiếng Anh là placenta accrete)- khi nhau thai cấy ghép bất thường – và tắc ruột.
Có một nguy cơ nhau thai bám vào bất thường vào cơ tử cung gây ra cái gọi là nhau thai cài răng lược. Một loại nhau thai có thể rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho người mẹ và có thể phải phẫu thuật cắt tử cung khẩn cấp hoặc truyền máu.
Sinh mổ tiếp theo làm tăng nguy cơ bồi tụ nhau thai. Trong thực tế, khả năng nhau thai cài răng lược tăng lên sau một, hai hoặc ba lần sinh mổ, nhưng vẫn ở mức khoảng 0,5 phần trăm hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, khi bạn sinh mổ lần 4, khả năng đó tăng lên 2 phần trăm và nếu bạn có sáu lần phẫu thuật bắt con, cơ hội là 6 phần trăm.
Có những rủi ro lâu dài mà một bệnh nhân gặp phải khi phẫu thuật nhiều lần, bác sĩ Chapa nói thêm. Mỗi lần sinh mổ, có một rủi ro nhỏ về các biến chứng khi gây mê. Ngoài ra, mô sẹo hình thành sau phẫu thuật, và nếu bạn tiếp tục mổ tại cùng một vị trí, bạn có thể làm hỏng mô sẹo. Điều này có thể gây ra tắc nghẽn ruột.
Vì nguy cơ biến chứng chuyển dạ dường như giảm đi khi chuyển dạ hai năm sau lần sinh mổ đầu tiên, điều quan trọng là phải cố gắng mang thai đúng thời gian và sinh nở trong tương lai một cách chính xác, ông Chapa nói. Mang thai quá sớm sau khi sinh mổ có thể gặp rủi ro trong lần sinh thường tiếp theo, nếu cố gắng.
Mổ đẻ có sinh thường được không?
Nếu bạn mang thai lần nữa sau khi sinh mổ, bạn sẽ băn khoăn liệu mình có sinh thường (tiếng Anh gọi là vaginal birth after C-section – VBAC) được không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, để có được câu trả lời chính xác nhất thì bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn xem liệu nó có phù hợp với bạn hay không.
An toàn cho bạn và em bé là điều chính cần xem xét. Sinh thường sau mổ không phải luôn luôn an toàn cho mọi phụ nữ.
Nếu bạn cố gắng sinh thường trong khi bạn có nguy cơ biến chứng cao, hậu quả có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho bạn và em bé, trong một số trường hợp thậm chí đe dọa đến tính mạng. Đó là lý do tại sao rất quan trọng khi bạn hỏi các bác sĩ chuyên khoa về những rủi ro.
Để có thể sinh thường sau mổ đẻ, sức khỏe của bạn và em bé đều phải rất tốt. Bạn thậm chí có thể sinh thường sau mổ đẻ nếu bạn mang thai đôi, với điều kiện bác sĩ khẳng định tất cả đều ổn.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định sinh thường sau sinh mổ quá rủi ro, bao gồm bất kỳ điều nào sau đây:
- Béo phì (chỉ số khối cơ thể của bạn là 30 hoặc cao hơn)
- Tiền sản giật (huyết áp cao khi mang thai)
- Tuổi (thường lớn hơn 35)
- Sinh mổ lần trước cách đó 19 tháng trở xuống
- Thai nhi rất lớn
Ngoài ra, còn xét trên yếu tố lần sinh mổ đầu tiên như thế nào? Cụ thể là loại vết mổ trên tử cung và các yếu tố khác trong lịch sử y tế cá nhân của bạn sẽ quyết định liệu bạn có thể có VBAC hay không:
Vết rạch ngang cắt ngang phần dưới, mỏng hơn của tử cung. Nó được sử dụng trong hầu hết các ca sinh mổ và làm cho VBAC có nhiều khả năng hơn.
Vết rạch dọc cắt lên xuống qua các cơ tử cung co bóp mạnh khi chuyển dạ, và làm cho VBAC rủi ro hơn vì nó có thể gây vỡ tử cung (rách cơ tử cung).
Lưu ý là vết rạch trên da không nhất thiết phải đi cùng hướng với vết mổ trên tử cung của bạn. Ngoài ra, nếu bạn đã có nhiều lần sinh mổ thì VBAC có thể không phải là một lựa chọn.
Tỷ lệ VBAC thành công theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) ước tính rằng khoảng 60% đến 80% thành công.
Một vấn đề quan trọng khác cần quan tâm đó là lựa chọn bệnh viện chuyên khoa uy tín. Không phải bệnh viện nào cũng có thể xử lý tốt VBAC. Mặc dù nguy cơ vỡ sẹo cũ của bạn trong VBAC là thấp, bệnh viện phải sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp có thể xảy ra nếu có. Một số bệnh viện chỉ đơn giản là không được chuẩn bị để xử lý tình huống đó.