Người đầu tiên chinh phục Everest là Sir Edmund Hillary vào ngày 19/5/1953 khi ông mới 33 tuổi. Lúc 11g30 giờ địa phương, trên đỉnh cao nhất của Everest ông và người dẫn đường đã cắm cờ Anh, Ấn Độ, Nepal và Liên Hiệp Quốc.
Sir Edmund Hillary, một trong những người leo núi nổi tiếng nhất thế giới, qua đời ngày 11/1/2008 ở tuổi 88.
Tạp chí Time từng bầu chọn ông là một trong những anh hùng vĩ đại nhất của thế kỷ 20 và người New Zealand gọi ông là “báu vật quốc gia” và “một trong những người con ưu tú nhất của đất nước”.
Năm 1953, những tay leo núi cự phách nhất thế giới đều bó tay trước ngọn Everest ở biên giới Nepal – Tây Tạng cao vời vợi (8.850m so với mặt biển). Chinh phục đỉnh Everest là ước mơ được xem không thể thực hiện được vào thời điểm đó. Gió mạnh và thời tiết rất lạnh khiến não và phổi không thể hoạt động bình thường. Đó là đỉnh núi chết người.
Hàng chục tay leo núi cự phách, những người Sherpa bản địa can đảm đã bị chôn vùi trong băng tuyết. Nhưng với kinh nghiệm và lòng quyết tâm, Sir Edmund, 33 tuổi, và người dẫn đường Norgay, 39 tuổi, đã làm được. Lúc 11g30 giờ địa phương ngày 29-5-1953, trên đỉnh cao nhất của Everest họ cắm cờ Anh, Ấn Độ, Nepal và Liên Hiệp Quốc. Thiếu oxy, họ chỉ ở lại trên đỉnh 15 phút, nhấm nháp ít kẹo bạc hà, chụp ảnh và chôn một thánh giá nhỏ vào tuyết trước khi xuống núi.
Tiến sĩ Wilkins, một nhà khoa học 82 tuổi, từng là bạn leo núi của Edmund, nhớ lại: “Khuôn mặt của ông ấy xuất hiện trên một trong những tờ tiền giấy của New Zealand, ông ấy là cao ủy của New Zealand ở Ấn Độ, nhưng tôi nghĩ người New Zealand tôn trọng ông vì chính sự hiểu biết của ông”. Sir Edmund có những quĩ giúp xây trường học, xây bệnh viện và cầu cống, và đây là một phần “công việc của đời tôi” – như ông đã từng tâm sự.
Everest vẫn tiếp tục là ước mơ chinh phục của loài người. Tính đến cuối mùa leo núi năm 2003, có 1.919 người đã lên đến đỉnh núi và 179 người tử nạn trên đường leo. Họ không vượt qua được các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết trong hoàn cảnh các dốc leo thẳng đứng và họ cần phải có các quyết định nhanh chóng chính xác cho mỗi bước tiếp theo.
Andrew “Sandy” Irvine
Đến năm 2010, một nhà thám hiểm người Úc tin rằng nhà leo núi người Anh Andrew “Sandy” Irvine mới là người đầu tiên lên tới đỉnh Everest và ông quyết tìm bằng chứng này.
Andrew “Sandy” Comyn Irvine (8/4/1902 – 8/6/1924) là một nhà leo núi người Anh người đã tham dự Đợt thám hiểm Everest năm 1924, đợt thám hiểm thứ ba của Anh tới nóc nhà thế giới (8,848 m), đỉnh Everest.
Những xác chết trên đỉnh Everest
Khi đang thử leo lần đầu lên đỉnh Everest, anh và bạn leo George Mallory biến mất tại mặt Bắc của núi. Lần cuối cùng hai người được nhìn thấy là cách đỉnh núi vài trăm mét. Thi thể của Mallory đã được tìm thấy vào năm 1999, nhưng thi thể của Irvine vẫn còn mất tích.
Một nhà thám hiểm người Úc đang quyết tâm tìm cho được bằng chứng khẳng định nhà leo núi người Anh Andrew “Sandy” Irvine mới là người đầu tiên lên tới đỉnh Everest.
Nhà thám hiểm Duncan Chessell, đã leo lên tới đỉnh núi Everest vào ngày 23 hoặc 24/5/2010, và muốn tìm thi hài của Irvine. Theo ông, việc tìm ra máy ảnh của Irvine sẽ là bằng chứng vì ảnh rửa ra sẽ cho thấy Irvine đứng trên đỉnh núi vào năm 1924. Và nếu máy ảnh chứng tỏ như thế, Irvine sẽ được công nhận là người đầu tiên lên đỉnh Everest (cao 8.848m) chứ không phải Sir Edmund Hillary, được xem là người đầu tiên lên đỉnh núi vào ngày 29/5/1953.
Tuy nhiên, ông đã không tìm thấy được thi thể của Irvine, do đó người đầu tiên lên đỉnh Everest chính là Sir Edmund Hillary.