Các hạn chế quyền truy cập vào hệ điều hành Android đối với Huawei sẽ phủ bóng đen lên buổi ra mắt điện thoại mới nhất của công ty Trung Quốc. Người dùng Huawei bị ảnh hưởng thế nào?
Hãng này đã mời báo chí từ khắp nơi trên thế giới tới London để chứng kiến ra mắt dòng điện thoại thông minh Honor 20 vào ngày 21/5.
BBC được hiểu là các thiết bị này vẫn sẽ cung cấp trải nghiệm Android đầy đủ – gồm cả việc sử dụng app store của Google. Nhưng trừ khi vấn đề với chính phủ Hoa Kỳ được giải quyết, các sản phẩm ra mắt trong tương lai chỉ có thể mang lại trải nghiệm hạn chế hơn nhiều.
Vẫn chưa rõ liệu những hạn chế mà Google mới áp dụng đối với Huawei sẽ kéo dài hay không.
Có lẽ Google không muốn phá vỡ mối quan hệ với nhà sản xuất điện thoại Android bán chạy thứ hai thế giới sau Samsung. Gần đây, Huawel cho biết hơn có nửa tỷ người tiêu dùng sử dụng điện thoại của họ.
Về lý thuyết, Cục Công nghiệp và An ninh Hoa Kỳ có thể cấp giấy phép cho phép Google tiếp tục mối quan hệ hoặc ít nhất là một phần, hoặc thậm chí bỏ hoàn toàn các hạn chế.
Nhưng giả sử vấn đề không được giải quyết sớm, hãy cùng thử tìm cách khắc phục hậu quả.
Chính xác Google đã làm gì?
Công ty công nghệ Mỹ đang tạm dừng mọi hoạt động kinh doanh với Huawei liên quan đến việc chuyển giao phần mềm, phần mềm và dịch vụ kỹ thuật “không công khai”.
Điều đó không có nghĩa là Huawei mất tất cả quyền truy cập vào Android, vì hệ điều hành cốt lõi là một dự án nguồn mở. Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng có thể sửa đổi nó và cài đặt nó trên thiết bị của họ mà không cần phải xin phép.
Nhưng trên thực tế, tất cả các nhà cung cấp lớn đều dựa vào rất nhiều hỗ trợ từ Google.
Ngoài ra, Google kiểm soát quyền truy cập vào một số phần mềm bổ trợ, bao gồm:
- Cửa hàng ứng dụng Google Play
- Các ứng dụng riêng của Google
- Trợ lý ảo Google Assistant
- Dịch vụ email Gmail
- Các công cụ cho phép các dịch vụ của bên thứ ba truy cập vào các chức năng nhất định
Điều này ảnh hưởng đến thiết bị cầm tay Huawei hiện tại như thế nào?
Chủ sở hữu điện thoại Huawei hoặc Honor sẽ không rơi vào tình trạng đột nhiên không thể cài đặt ứng dụng mới hoặc nhận các bản cập nhật cho các dịch vụ của Google.
Lý do là các thiết bị của họ đã được chứng nhận theo các quy trình được gọi là Bộ kiểm tra tương thích (CTS) và Bộ kiểm tra nhà cung cấp (VTS).
Do đó, Google có thể cung cấp cho họ các phiên bản mới của phần mềm và cho phép tải xuống từ cửa hàng Play của mình mà không phải giao dịch trực tiếp với chính Huawei.
Tuy nhiên, vấn đề trở nên phức tạp hơn khi cập nhật bảo mật.
Cách thức hoạt động của công đoạn này là Google cung cấp cho các nhà sản xuất thiết bị Android mã sửa lỗi phần mềm của họ khoảng một tháng trước khi công bố chi tiết cho công chúng về các lỗ hổng liên quan.
Điều này cho phép các nhà sản xuất có thời gian kiểm tra các bản vá, đảm bảo chúng không gây ra sự cố cho phần mềm của riêng họ và sau đó từng hãng sẽ đóng gói phiên bản sửa lỗi để cho người dùng tải xuống.
Huawei bây giờ sẽ chỉ có thể biết về các bản vá vào ngày chúng được phát hành cho Dự án mã nguồn mở Android (AOSP), nghĩa là sẽ có độ trễ trước khi có thể phân phối chúng.
Về mặt lý thuyết có thể dẫn đến một tình huống trong đó một lỗ hổng nghiêm trọng được tiết lộ và các thiết bị của Huawei bị đe dọa trong vài ngày hoặc vài tuần.
Thế còn điện thoại mới thì sao?
Các điện thoại mới sẽ không được chứng nhận và do đó, sẽ không thể cài đặt sẵn Dịch vụ di động của Google (GMS).
Gói này bao gồm một bộ ứng dụng riêng của Google, trong đó có:
- Cửa hàng Google Play cho ứng dụng, âm nhạc, phim…
- Google Photos
- YouTube
- Bản đồ Google Maps
- Dịch vụ lưu trữ đám mây Google Drive
- Gọi điện video Google Duo
Một số dịch vụ này sẽ vẫn có thể truy cập qua web, nhưng sẽ bất tiện hơn.
Mất mát này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người dùng ở Trung Quốc, những người vốn đã bị chặn truy cập vào hầu hết các dịch vụ của Google. Nhưng ở những nơi khác, nó có thể là một khó chấp nhận với nhiều người tiêu dùng.
Họ vẫn có thể cài đặt các ứng dụng của bên thứ ba thông qua các cửa hàng thay thế hoặc cài trực tiếp không qua kiểm duyệt bảo mật.
Nhưng Google không cho phép các ứng dụng của mình được cài đặt trên các thiết bị không có chứng nhận.
Hơn nữa, mất quyền truy cập vào GMS cũng có nghĩa là các nhà phát triển bên thứ ba sẽ không thể truy cập vào các giao diện lập trình ứng dụng (API) của Google trên các thiết bị mới.
Hậu quả sẽ là ứng dụng của họ có thể mất một số chức năng.
Giả sử một ứng dụng muốn gửi thông báo đến thiết bị của bạn”, Mishaal Rahman, tổng biên tập của trang tin tức XDA-developers.com, giải thích với BBC.
“Có khả năng cao ứng dụng đó sẽ sử dụng Dịch vụ Google Play cho chức năng thông báo của mình. Vì vậy, mọi ứng dụng – ngay cả Twitter – đều có thể ngừng mất chức năng thông báo mới.”
Một ví dụ khác, ông nói thêm, là Casting, một thiết bị cho phép thiết bị cầm tay truyền phát âm thanh và video không dây đến TV hoặc các thiết bị khác cũng không còn tương thích.
Còn những phiên bản phát Android mới thì sao?
Đã có rất nhiều suy đoán rằng các thiết bị Huawei có thể bị mắc kẹt với phiên bản Android hiện tại.
Nhưng ông Rahman tin rằng điều đó khó xảy ra vì phiên bản tiếp theo – Android Q – cũng sẽ là nguồn mở và Google đã chia sẻ hầu hết mã nguồn với Huawei và các đối tác khác.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng mọi thứ có thể khó khăn hơn cho lần phát hành tiếp theo – Android R – vào năm 2020.
“Quá trình diễn ra như sau, các đối tác hàng đầu của Google – bao gồm các công ty như Huawei và Samsung – có quyền truy cập sớm vào mã nguồn nhiều tháng trước khi phát hành phiên bản beta công khai”, ông giải thích.
“Điều đó mang lại cho họ thời gian điều chỉnh các bản phát hành phần mềm của riêng họ.Tác động đối với Huawei sẽ là nó sẽ mất vài tháng thời gian phát triển.”
Hơn nữa, ông Rahman nói thêm, ngay cả khi công ty Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận nó chỉ có thể cung cấp hệ điều hành muộn hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh, nó cũng sẽ phải đối mặt với một cơn ác mộng tiếp thị.
“Android thực sự là một thương hiệu và để sử dụng nó, phần mềm của bạn phải [được chứng nhận],” ông giải thích. “Vì vậy, ngay cả khi Huawei tiếp tục bán các thiết bị sử dụng mã nguồn mở, họ không thể gọi một cách hợp pháp các thiết bị của mình là Android.”
Vậy giải pháp khác là gì?
Huawei nói với BBC rằng họ muốn làm việc với Android, nhưng đã tạo ra một hệ điều hành mới để làm Phương án B.
“Chúng tôi đã lên kế hoạch cho tình huống này – nhưng nó chưa xảy ra”, Jeremy Thompson, phó chủ tịch điều hành tại Anh của Huawei cho biết.
“Chúng tôi có một chương trình song song để phát triển hệ điều hành thay thế mà chúng tôi nghĩ sẽ làm hài lòng khách hàng của mình.
“Trong ngắn hạn, đó không phải là tin tốt cho Huawei, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể xử lý điều này.”
Ở Trung Quốc, điều này có thể không quá chán đông do thực tế là người dùng dành phần lớn thời gian của họ trong WeChat – một nền tảng cho phép các ứng dụng của bên thứ ba chạy trong đó.
Hơn nữa, các nhà phát triển khác có thể sẽ chịu áp lực phải nhanh chóng phát hành các phiên bản ứng dụng độc lập của họ cho hệ điều hành mới.
Nhưng nơi khác nước đi này có thể rất có vấn đề.
“Bất cứ thứ gì họ làm ra đều chết từ trong trứng nước”, ông Rahman tuyên bố. “Phần quan trọng của thành công với HĐH di động là số lượng ứng dụng có sẵn trên thị trường. Và bên cạnh iOS của Apple, Android có nền tảng nhà phát triển lớn nhất.”