Tam Quốc gồm ba nước Ngụy, Thục, Ngô vào thời kỳ Trung Hoa Cổ đại, kéo dài từ năm 189 đến năm 280 sau công nguyên, sau khi Tây Tấn thống nhất thiên hạ. Đến đây thời đại Tam quốc kết thúc, tiến vào thời kỳ của triều Tấn.
Thời kỳ này cũng trùng với giai đoạn Bắc Thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 43 tới năm 543. Khi đó, miền Bắc nước ta và một phần Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc được gọi là bộ Giao Chỉ.
Sau khi Hai Bà Trưng thất bại vào năm 43, nhà Đông Hán tiếp tục duy trì sự cai trị tại Giao Chỉ. Đến cuối thế kỷ 2, nhà Đông Hán suy vi, chiến tranh quân phiệt thời tiền Tam Quốc bắt đầu diễn ra. Vua nhà Hán bắt đầu mất dần quyền lực và không còn khả năng khống chế các địa phương xa xôi nữa.
Nhân cơ hội đó, Thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp xin nhà Hán cho 3 người em là Sĩ Nhất, Sĩ Vĩ và Sĩ Vũ làm thái thú các quận: Sĩ Nhất làm Thái thú Hợp Phố, Sĩ Vĩ làm Thái thú Cửu Chân, Sĩ Vũ làm Thái thú Nam Hải. Nhà Hán lúc đang xảy ra nội loạn nên đành phải thừa nhận Sĩ Nhiếp. Sĩ Nhiếp từ đó có quyền lực lớn tại Giao Chỉ.
Năm 200, Tào Tháo sau khi nắm vua Hiến Đế ở Hứa Xương bắt đầu quan tâm tới miền Nam. Năm 201, Tào Tháo mượn danh Hiến Đế sai Trương Tân sang làm thứ sử bộ Giao Chỉ.
Sau khi Hai Bà Trưng thất bại vào năm 43, nhà Đông Hán tiếp tục duy trì sự cai trị tại Giao Chỉ. Đến cuối thế kỷ 2, nhà Đông Hán suy vi, chiến tranh quân phiệt thời tiền Tam Quốc bắt đầu diễn ra. Vua nhà Hán bắt đầu mất dần quyền lực và không còn khả năng khống chế các địa phương xa xôi nữa.
Nhân cơ hội đó, Thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp xin nhà Hán cho 3 người em là Sĩ Nhất, Sĩ Vĩ và Sĩ Vũ làm thái thú các quận: Sĩ Nhất làm Thái thú Hợp Phố, Sĩ Vĩ làm Thái thú Cửu Chân, Sĩ Vũ làm Thái thú Nam Hải. Nhà Hán lúc đang xảy ra nội loạn nên đành phải thừa nhận Sĩ Nhiếp. Sĩ Nhiếp từ đó có quyền lực lớn tại Giao Chỉ.
Năm 200, Tào Tháo sau khi nắm vua Hiến Đế ở Hứa Xương bắt đầu quan tâm tới miền Nam. Năm 201, Tào Tháo mượn danh Hiến Đế sai Trương Tân sang làm thứ sử bộ Giao Chỉ.
Năm 203, Sĩ Nhiếp và Trương Tân cùng dâng biểu xin lập bộ Giao Chỉ làm châu. Nhà Hán ưng thuận, từ đó bộ Giao Chỉ đổi tên thành Giao Châu, ngang hàng với các châu khác của Trung Quốc.
Năm 207, Tào Tháo lại can thiệp vào Giao Châu, phong cho Sĩ Nhiếp là Tuy Nam trung lang tướng, quản lý cả bảy quận Giao Châu là Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam và kiêm thái thú quận Giao Chỉ như trước.
Năm 208, nhân khi Lưu Biểu chết, Tào Tháo phát đại binh nam chinh chiếm lấy Kinh Châu. Đây cũng chính là thời điểm xảy ra trận Xích Bích nổi tiếng lịch sự. Vì khinh suất trong chiến lược, Tào Tháo thất bại nặng nề trong trận Xích Bích. Tôn Quyền và Lưu Bị thắng trận, nhanh chóng chia nhau phần đất Kinh Châu từ tay Tào Tháo.
Về phần Giao Châu, Tôn Quyền trực tiếp giành lấy quyền quản lý. Năm 210, Tôn Quyền cho Bộ Chất sang làm Thứ sử Giao Châu. Sĩ Nhiếp dù về phe Tào Tháo trước đó nhưng biết không thể đấu lại Tôn Quyền ở gần hơn nên buộc phải thừa nhận ngôi vị của Bộ Trắc.
Từ đó, Giao Châu về danh nghĩa thuộc về nhà họ Tôn mà sau đó trở thành nước Đông Ngô trong thời kỳ Tam Quốc gồm 3 nước: Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.
Sau nhiều năm để cho Sĩ Nhiếp nắm thực quyền tại Giao Châu,Tôn Quyền sai Lã Đại về Nam tiêu diệt nhà họ Sĩ vào năm 226. Từ đó, nhà Đông Ngô cai quản trực tiếp Giao Châu.
Tới năm 263, Tào Ngụy diệt Thục Hán. Viên quan ở Giao Chỉ là Lã Hưng giết chết Thái thú Tôn Tư của Đông Ngô, mang quận về hàng nước Ngụy. Năm 265, họ Tư Mã cướp ngôi nhà Ngụy, thành lập nước Tấn. Giao Châu lại thuộc về tay nước Tấn.
Đông Ngô liên tục mở chiến dịch quân sự nhằm giành lại Giao Châu từ tay nhà Tấn nhưng đều thất bại.
Đến năm 271, vua Ngô Tôn Hạo sai Đào Hoàng tiến đánh Giao Châu, lần này quân Ngô thắng trận. Giao Châu lại thuộc Đông Ngô, Đào Hoàng được phong Giao Châu Mục.
Năm 280, nhà Tấn diệt nước Ngô, bắt Tôn Hạo. Tôn Hạo khuyên Đào Hoàng hàng Tấn. Đào Hoàng đầu hàng và vẫn được giữ chức cũ. Từ đó Giao Châu tức miền Bắc Việt Nam ngày nay thuộc về nhà Tấn. Đây cũng là thời điểm chấm dứt thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.