Dãy núi Himalaya là hệ thống núi cao nhất hành tinh, trong đó có 14 đỉnh núi cao nhất thế giới, bao gồm cả đỉnh Everest (cao 8848m). Tuy nhiên 225 triệu năm về trước lại khác!
Himalaya là tên gọi hệ thống núi hùng vĩ nhất ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng.
Là dãy núi cao nhất thế giới bao gồm cả đỉnh Everest (cao 8848 mét), Himalaya có nghĩa là “nơi ở của tuyết”, ngụ ý núi rất cao, chỉ có tuyết mới tồn tại được ở đây.
Cao hơn dãy Andes bao nhiêu?
Dãy núi Andes biểu tượng của châu Âu có nhiều ngọn núi có độ cao gần 7000m. Đỉnh cao nhất là Aconcagua (cao 6962 mét).
Trong khi đó, hệ thống Himalaya bao gồm hơn 100 ngọn núi có chiều cao trên 7200m; trong đó có 14 đỉnh núi cao nhất thế giới (trên 8000m).
Himalaya kéo dài qua bao nhiêu quốc gia?
Dãy Himalaya trải dài từ Tây sang Đông, từ thung lũng sông Indus đến các thung lũng sông Brahmaputra, tạo thành một vòng cung dài 2400km.
Chiều rộng kéo dài từ phía Tây khu vực Kashmir – Tân Cương đến phía Đông khu vực Tây Tạng – Arunachal Pradesh.
Himalaya là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới là sông Ấn, sông Hằng và sông Dương Tử. Dãy núi này có ảnh hưởng rất sâu sắc đến nền văn hóa vùng Nam Á.
Nhiều đỉnh núi của dãy Himalaya được xem là biểu tượng linh thiêng đối với các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo và đạo Sikh.
Khởi nguồn của Himalaya là… đáy đại dương
Tuy nhiên khoảng 225 triệu năm về trước, đây là một vùng biển xanh bao la.
Bắt đầu từ 40 triệu năm về trước, bề mặt Trái Đất chia thành vài mảng lục địa lớn.
Trong đó một mảng có tên Ấn Độ di chuyển dần về phía Bắc với vận tốc 6 đến 12cm một năm. Sau khi di chuyển được khoảng 20 triệu năm nó va phải mảng lục địa Á – Âu.
Do kích thước của hai lục địa này cực kỳ lớn nên khi va chạm vào nhau, chúng dồn phần tiếp giáp lên rất cao. Phần nhô lên chính là dãy Himalaya ngày nay.
Đỉnh núi Everest ở đâu? Cao “chót vót” 8848m, Everest nằm trên dãy Himalaya được xem là “nóc nhà của thế giới” (đỉnh núi cao nhất). Đến đây thì chúng ta đã có câu trả lời Đỉnh núi cao nhất thế giới thuộc châu lục nào đúng không?
Đây cũng là điều đã thôi thúc con người quyết tâm chinh phục.
Vào ngày 29/5/1953, nhà thám hiểm vĩ đại nhất thế kỷ 20 Edmund Hillary là người đầu tiên chinh phục được đỉnh núi này.
Từ đó đến nay, rất nhiều người đã tiếp bước ông đặt chân lên đỉnh núi, trong đó có cả phụ nữ và người khuyết tật.
Ngày 22/5/2008, Việt Nam đã được ghi tên vào danh sách những nước có đoàn leo núi chinh phục thành công đỉnh Everest.
Và những con người làm nên kỳ tích này là nhà leo núi Bùi Văn Ngợi, Nguyễn Mậu Linh và Phan Thanh Niên.
Hàng năm, ước tính có khoảng vài trăm nghìn khách du lịch đến khám phá dãy Himalaya. Đối với những ai yêu thích sự mạo hiểm, Himalaya quả thực là một điều kì diệu của tự nhiên./.