Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh như viêm đường niệu, bệnh lý gan hay túi mật, tiểu đường.
Nước tiểu được sản xuất bởi thận. Thận lọc chất thải ra khỏi máu, giúp điều chỉnh lượng nước trong cơ thể và bảo tồn protein; các chất điện giải và các hợp chất khác mà cơ thể có thể tái sử dụng. Các chất gì không cần thiết đều được thận cố gắng loại bỏ trong nước tiểu.
Nước tiểu nói chung có màu vàng nhạt và tương đối trong suốt; nhưng đối với mỗi lần đi tiểu của một người thì màu sắc, số lượng, nồng độ và hàm lượng các chất trong nước tiểu sẽ hơi khác nhau do các thành phần khác nhau. Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu bao gồm glucose, protein, bilirubin, hồng cầu, bạch cầu, tinh thể và vi khuẩn. Chúng có mặt có thể do:
- Có hàm lượng đường cao trong máu và cơ thể phản ứng bằng cách loại bỏ sự dư thừa ra nước tiểu.
- Có bệnh thận.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu
Leukocytes (LEU):
Là tế bào bạch cầu thường có trong nước tiểu từ 10-25 LEU/UL. Khi có viêm đường niệu do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm thì chỉ số LEU thường tăng, đi tiểu nhiều lần, có thể triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt
Nitrate (NIT)
Thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Chỉ số cho phép trong nước tiểu là 0.05-0.1 mg/dL. Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.
Urobilinogen (UBG)
Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý gan hay túi mật. Chỉ số cho phép trong nước tiểu là: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L. UBG là sản phẩm được tạo ra từ sự thoái hóa của bilirubin. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan), hoặc dòng chảy của mật bị tắc nghẽn.
Billirubin (BIL)
Billirubin là sản phẩm từ gan mật và bình thường chỉ có nhiều trong hệ tiêu hóa. Chỉ số cho phép trong nước tiểu: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu mà thải qua đường phân. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.
Protein (Pro)
Đây là dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng. Chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
Vào giai đoạn cuối thai kì, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (140/90mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.
Ngoài ra bệnh lý thận hư cũng rất thường gây ra có protein trong nước tiểu.
Chỉ số pH
Chỉ số pH dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ, pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.
Blood (BLD)
Hồng cầu niệu là dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận. Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL. Nếu chỉ số BLD tăng cao vượt mức cho phép có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu
Specific Gravity (SG)
Tỉ trọng nước tiểu là chỉ số nói cung về các thành phần hiện có, mang tính chất bổ sung cho các chẩn đoán khi thay đổi bất thường.
Ketone (KET)
Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài. Chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. Đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Đồng thời cũng là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu.
Glucose (Glu)
Bình thường không có đường trong nước tiểu hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.
ASC (Ascorbic Acid)
Là chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận. Chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L.
Xét nghiệm nước tiểu bao nhiêu tiền
Xét nghiệm nước tiểu mất khoảng 50-100 ngàn đồng, có thể thực hiện ở các phòng khám tư.
Máy xét nghiệm nước tiểu 10 thông số
Máy xét nghiệm nước tiểu 10 thông số nhằm xét nghiệm 10 thông số hóa sinh nước tiểu gồm pH, tỷ trọng, glucose, protein, bilirubin, urobilirubin, cetonic, hồng cầu, bạch cầu, nitrit ở mức độ bán định lượng. Máy của Mỹ có giá gần 13 triệu đồng.
Negative trong xét nghiệm nước tiểu là gì
Negative trong xét nghiệm nước tiểu là không phát hiện gì bất thường.
Kết quả xét nghiệm nước tiểu negative
Kết quả xét nghiệm nước tiểu negative có nghĩa là các chỉ số đều bình thường, không phát hiện bất thường.
Chỉ số vc trong xét nghiệm nước tiểu là gì?
Trong xét nghiệm nước tiểu không thấy đề cập đến chỉ số VC. Chỉ số VC lại có trong đo chức năng hô hấp (VC (hay SVC): Dung tích sống là thể tích tối đa huy động được trong một lần hô hấp, thể hiện khả năng của cơ thể đáp ứng về mặt hô hấp với các hoạt động gắng sức. VC phụ thuộc vào tuổi, giới, chiều cao, nam cao hơn nữ, giảm ở người già và một số bệnh phổi hay ngực (tràn dịch màng phổi, u phổi, gù, vẹo lồng ngực…); tăng lên nhờ luyện tập)
Xét nghiệm nước tiểu nên lấy nước tiểu khi nào?
Nên lấy lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy.
Trước khi xét nghiệm nước tiểu cần làm gì?
Trước khi xét nghiệm nước tiểu cần nhịn ăn.
Có bầu xét nghiệm nước tiểu để làm gì?
Có bầu xét nghiệm nước tiểu để phát hiện thai phụ có tiểu đường hay không? Có bị nhiễm khuẩn, nấm không? Nhiễm trùng tiểu không? Có bệnh lý về gan không? Để bác sĩ có phương án phù hợp đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ.