Bài viết dựa trên kiến thức CÁ NHÂN (Thời kỳ còn mầm non mới tìm hiểu), nếu có sai sót mong mọi người rộng lòng tha thứ. Hi vọng sẽ đóng góp 1 giải pháp cho hành trình xây dựng nội dung của các bạn.
Theo research của Matt Diggity (và cộng đồng 100+ các SEOer của bạn ấy) thì yếu tố ảnh hưởng lớn gần đến trong các đợt cập nhật thuật toán Google thì Topical Authority có 1 trọng số rất lớn, tiếp theo là E-A-T (mà giờ là E-E-A-T)
Định nghĩa:
Theo tìm hiểu của mình: Topical Authority là bạn xây dựng một miền dữ liệu/ thông tin bao phủ tất cả truy vấn của khách hàng (hoặc sâu hơn là thông tin) liên quan đến chủ đề mình đang muốn on Top.
Sắp xếp các thực thể liên quan vào từng nội dung bài viết cũng như sắp xếp các bài viết theo một trật tự chính xác (hiểu cơ bản là thông tin mẹ – con, tương tự Cluster).
B1 – Xây dựng thông tin bao quát:
Phần cơ bản nhất đó là xây dựng các thông tin bao quát chủ đề, thường phần này các bạn nào làm theo mô hình content Pillar sẽ quen thuộc hơn. Bên mình sẽ bao gồm các bước sau:
1. Dựa vào bộ từ khoá: phân loại theo các ngữ cảnh chủ đề => các từ nào cùng trả ra các kết quả tìm kiếm giống nhau thì chung 1 bài (đôi khi các từ khoá ngắn và dài của nó lại trả ra các kết quả khác nhau như: Tiếng anh lớp 3 – Học tiếng anh lớp 3 => 2 ngữ cảnh kết quả tìm kiếm có nội dung khác biệt).
2. Dựa vào đối thủ: Bên cạnh đó, bạn có thể dựa vào đối thủ để tìm các chủ đề liên quan với từ khoá mình đang làm => Mình dùng Semrush => Tính năng Topic Research trong phần Content Marketing.
3. Dùng chatGPT với câu lệnh như sau (mang tính tham khảo):
Give me 30 semantically relevant, but unique topics under the main category of “Keyword” / Cho tôi 30 chủ đề liên quan ngữ nghĩa, nhưng độc lập với chủ đề chính “từ khoá”
4. Sử dụng Extention SEO Minion để trích xuất tất cả People Also Ask để tìm kiếm chủ đề (hầu hết có tác dụng ở truy vấn tiếng anh, tuy nhiên sau đợt update gần đây thì mình thấy một số truy vấn tiếng việt cũng đc dùng được).
Làm đủ 4 bước trên, thì chúng ta cũng xem như đã có được đầy đủ các phần nội dung cần thiết để bao quát chủ đề rồi.
Công việc lúc này là với những ngữ cảnh thông tin chưa có từ khoá phù hợp thì tìm từ khoá bổ vào.
Lưu ý: Có những ngữ cảnh thông tin sẽ không có từ khoá nhưng nếu bạn thấy liên quan đến chủ đề đó thì cũng cần phải viết, như 1 bài viết chia sẽ trước đây trên FB cá nhân thì bạn sẽ có cơ hội trở thành seedsite của ngữ cảnh đó (nếu chưa ai viết), trust hơn 1 chút trong mắt google và bạn cũng sẽ dần là chuyên gia.
B2: Entity đại diện trong bài viết.
Các thực thể (người, vật, thông tin…) xác thực xuất hiện trong nội dung liên quan (theo tầng bậc/quy mô ngữ cảnh của bài viết) sẽ giúp nội dung uy tín hơn.
Ví dụ: Khi nói về bóng đá thế giới: CR7, M10 cần phải xuất hiện. Nhưng khi nói về bóng đá Việt Nam nếu nhắc về CR7, M10 vẫn tốt nhưng tốt nhất là Công Phượng, Văn Quyết…
Hoặc khi nói về âm nhạc Việt Nam thì content của bạn cần có những cái tên như Sơn Tùng MTP, Amee, Đen Vâu.. Và chia nhỏ ra hơn nếu đi sâu vào từng chủ đề chi tiết.
B3: Sắp xếp trật tự
Sau khi đã có các chủ đề và Entity cần thiết thì việc sắp xếp nội dung cũng như xác định bài nào viết trước, bài nào viết sau để bổ trợ cho từ khoá mình muốn lên top nhanh là điều quan trọng (vì trong cùng 1 chủ đề sẽ có nhiều từ khoá khác nhau)
Với mình các từ khoá nên viết đầu tiên nhất là từ khoá có độ khó (KD Semrush) rất thấp dưới 10, đặc biệt dưới 5 vì những từ này chỉ cần viết content và trên site có 1 số lượng content nhất định (10-15 bài & đi link Entity Social, onpage và chất lượng bài viết tốt) là đã đủ để lên Top => lấy traffic làm bàn đạp cơ bản.
Tiếp theo, những từ khoá khó hơn và cần được nhiều bài bổ trợ thì mình sẽ tìm các truy vấn phụ thuộc của từ khoá mình muốn lên tốp trước (đây là 1 khái niệm cũng hơi phức tạp nên mình ko nói sâu), bạn có thể dùng ChatGPT phân loại trong các ngữ cảnh thông tin đã có ở bước 1).
Và cuối cùng sau khi đã có bài viết thì sẽ cần kết nối với nhau bằng Internal link, mình thường kết nối theo ngữ cảnh liên quan và cấp độ Mẹ – Con chứ không dùng theo mô hình Pillar.