Có tờ 1000 đô được phát hành năm 1934, in hình tổng thống Grover Cleveland nhưng từ năm 1946, Mỹ ngưng in các tờ tiền có mệnh giá 1.000 USD và lớn hơn, nhưng chúng vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi Cục Dự trữ Liên bang ra quyết định thu hồi vào năm 1969.
Matthew Wittmann, trợ lý tại Hiệp hội số học Mỹ – cơ quan nghiên cứu về tiền tệ, cho biết Quốc hội Lục địa, cơ quan đại diện cho 13 thuộc địa, bắt đầu phát hành tiền giấy để hỗ trợ cho Cuộc chiến giành Độc lập của Mỹ, bao gồm cả đồng 1.000 USD.
Nhưng Matthew còn cho biết thêm rằng vào thời kỳ này nó chỉ có giá trị rất nhỏ. Lần đầu tiên tờ 1.000 USD được sử dụng là vào thời gian đầu của nước Mỹ.
“Tờ tiền 1.000 USD này dù có vẻ khó tin, nhưng thực tế nó chỉ phản ánh giá trị nhỏ bé của tiền giấy. Và giá trị thực của nó vào thời điểm đấy là khoảng 20 USD so với các đơn vị tiền tệ ‘thật’ khác”, Wittmann cho biết.
Nhà nghiên cứu tiền xu tại công ty Harlan J. Berk Ltd, Dennis Forgue cho biết chính phủ Mỹ chỉ chính thức in ra đồng tiền này khi Cuộc Nội chiến diễn ra.
Lee Ohanian, giáo sư kinh tế học tại Đại học California cho biết những tờ tiền này được sử dụng để có thể mua trang bị phục vụ chiến tranh, như đạn dược, một cách nhanh chóng.
Trong những thập kỷ sau đó, những tờ tiền có mệnh giá 1.000 USD và lớn hơn chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch bất động sản hay chuyển tiền liên ngân hàng, Ohanian cho biết thêm.
“Chúng thật sự rất có lợi cho các giao dịch tài chính lớn thường diễn ra giữa các ngân hàng hay giữa các tập đoàn tài chính với nhau. Chúng giúp thế giới này diễn ra dễ dàng hơn một chút”, Ohanian nói.
Từ năm 1946, Mỹ ngưng in các tờ tiền có mệnh giá 1.000 USD và lớn hơn, nhưng chúng vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi Cục Dự trữ Liên bang ra quyết định thu hồi vào năm 1969, Forgue nói.
Forgue còn cho biết rằng Tổng thống Richard Nixon nghĩ những đồng tiền mệnh giá lớn giúp bọn tội phạm rửa tiền dễ dàng hơn, do đó ông ra lệnh loại bỏ những đồng tiền này.
Thêm vào đó, tờ tiền 1.000 USD không mang lại hiệu quả như chúng ta vẫn nghĩ. Để in những đồng tiền này, bạn phải tạo ra những bản khắc mới cho một dây chuyền in rất nhỏ, Wittmann cho biết. Việc in ra những đồng 1 USD có hiệu quả hơn so với in đồng 1.000 USD.
Tương lai của các giao dịch tài chính
Liệu những đồng 1.000 USD này có quay trở lại thị trường? Trả lời câu hỏi này, Wittmann cho rằng chỉ khi nào nền kinh tế xảy ra một vấn đề rất lớn thì dường như mới có khả năng xảy ra. Lý do ông đưa ra là vì những đồng tiền mệnh giá lớn gần như chỉ được sử dụng là để đối phó với lạm phát và mất giá.
Hãy xem lại lịch sử Đức đầu thế kỷ 20, lúc đó có tên là Cộng hòa Weimar, lúc này đang bị lâm vào tình trạng siêu lạm phát. Lúc đó 1 USD có thể đổi được 4.2 nghìn tỉ mark. Hay như Zimbawe, đất nước này có những đồng tiền có mệnh giá hàng triệu, hàng tỉ và nghìn tỉ. Trong khi đó 1 nghìn tỉ tại Zimbawe chỉ bằng 40 cent tại Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng với công nghệ hiện đại ngày nay, việc sử dụng những đồng tiền mệnh giá lớn là không cần thiết. Thẻ tín dụng, séc hay các loại giao dịch điện tử đều có thể chuyển một lượng lớn tiền hiệu quả hơn nhiều so với tiền giấy.
“Nếu bạn không có thẻ tín dụng, thẻ trả trước hay hệ thống viễn thông và máy tính thế giới gặp phải một cuộc khủng hoảng khổng lồ… thì lúc đó những đồng tiền mệnh giá lớn mới thực sự hữu ích, trong trường hợp nó được chấp nhận”, Ohanian cho biết.
“Nếu bạn may mắn tìm được một tờ 1.000 USD, bạn có thể mang nó ra ngân hàng để đổi lấy 1.000 USD trong tài khoản của mình. Nhưng sau đó ngân hàng sẽ chuyển nó về cho Cục Dự trữ Liên bang để ngăn nó trở lại thị trường”, ông Wittmann nói.
Thêm vào đó, nhũng tờ 1.000 USD ngày nay có giá trị lớn hơn con số in trên nó rất nhiều.