Trạng từ đứng ở đâu? Trạng từ thường đứng đầu câu, có thể đứng giữa câu hoặc cuối câu.
Trạng từ (còn gọi là trạng ngữ) bắt đầu được học từ lớp 4, là một thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích… của sự việc nêu trong câu.
Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
Một câu có thể có 1 hoặc nhiều trạng ngữ. Và có nhiều loại trạng ngữ gồm:
+ Trạng ngữ chỉ thời gian: chỉ thời gian, thời điểm
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn: địa điểm, vị trí
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: lý do
+ Trạng ngữ chỉ mục đích: mục tiêu hướng tới
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức
Trạng từ đứng ở đâu? Tác dụng của trạng ngữ:
Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ:
Trạng ngữ thường ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy.
Trạng từ đứng ở đâu?
Trạng ngữ thường đứng đầu câu: Mùa hè, ve kêu râm ran
Trạng ngữ có thể đứng giữa câu. Ví dụ: con bìm bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt ngào, báo hiệu mùa xuân
Trạng ngữ có thể đứng cuối câu. Ví dụ: Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp
Tóm lại, trạng ngữ thường đứng ở đầu câu. Khi đứng ở đầu câu thì được ngăn cách bằng dấu phẩy. Có khi trạng ngữ đứng ở giữa câu hoặc cuối câu. Ở vị trí cuối câu, trạng ngữ thường có từ nối.
Bài tập Trạng ngữ lớp 4:
Bài 1: Xác định về trạng ngữ và cho biết ý nghĩa
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
=> Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu sang
Tn chỉ nơi chốn: khắp nơi
b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.
=> Trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa
c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.
=> Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan
d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.
=> Trạng ngữ chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt
e. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.
=> Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức: Bằng đôi cánh dang rộng
Bài 2: Đặt câu theo yêu cầu
1. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn
Ví dụ: Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa.
2. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân
Ví dụ: Hôm qua, vì mưa, con đường bị ngập.
3. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích, bắt đầu bằng từ “vì”
Ví dụ: Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵn sàng hi sinh.
Bài 3. Tìm trạng ngữ có trong câu sau:
– Mấy hôm trước, trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích, đường lầy lội.
– Trong các thửa ruộng, hàng lúa xanh tươi rập rờn theo chiều gió.
– Xa xa, đám lúa giống mới đã ngã màu vàng.
– Một mùa xuân tươi đẹp lại về. Từ những cành cây khẳng khiu, xams xịt, những mầm non xanh mởn đã nhú lên.
– Quyển sách em mới mua rất hay.
– Bạn Việt lớp em luôn học hành chăm chỉ.
– Mấy chiếc bút mới mua đều hỏng ngòi.
– Mùa này, bãi ngô của hợp tác xã quê em rất xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây cao lớn . Quanh thân cây, những lá ngô rộng dài trỗ ra mạh mẽ, nõn nà. Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên.
Bài 4. Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết tên các loại trạng ngữ:
a) Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại.
b) Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về.
c) Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm vì muốn mẹ đỡ vất vả.
d) Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.
e) Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà.