Văn thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người.
Nói một cách ngắn gọn, văn thuyết minh là việc tường thuật khách quan một hiện tượng, sự việc, sự vật đã / đang hoặc sẽ xảy ra.
Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: Đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Chính vì thế, nó không đòi hỏi huy động thật nhiều trí tưởng tượng, sự suy luận, đánh giá, bày tỏ cảm xúc mà văn thuyết minh đòi hỏi tri thức khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người bởi mục đích cao nhất của văn thuyết minh đó là gắn bó chặt chẽ với đời sống, giúp con người có được những hiểu biết cụ thể, chính xác, khách quan nhất về đối tượng. Cũng chính vì vậy, đến với văn thuyết minh người viết cần đảm bảo một số yêu cầu.
Cần có tri thức về đối tượng
Đối tượng có thể là một loài cây, loài hoa, một con vật, một đồ dùng, một thể loại văn học, một danh nhân văn hóa, một người nổi tiếng, một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… Khi tìm tri thức cần xác định, cần nắm bắt được các vấn đề cốt lõi bằng cách trả lời các câu hỏi như “là cái gì, như thế nào, có mấy bộ phận, có ý nghĩa gì đối với con người, sử dụng ra sao…”.
Các câu hỏi đó giúp người đọc nắm được bản chất, đặc trưng của sự vật. Và những tri thức đó có được bắt nguồn từ sự quan sát. Quan sát không đơn giản chỉ dừng lại ở việc nhìn, xem mà phải xét, phải suy ngẫm để phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật, phân biệt cái chính, cái phụ.
Đặc điểm ấy sẽ giúp chỉ rõ sự khác biệt giữa đối tượng này với các đối tượng khác. Thói quen tra cứu thông tin, tìm kiếm tri thức từ từ điển, từ không gian mạng, từ những người có hiểu biết để từ đó biết phân tích, phân loại.
Chẳng hạn đối tượng thuyết minh này về cấu tạo có thể chia thành mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì, quan hệ giữa các bộ phận với nhau ra sao, công dụng, lợi ích được thể hiện ở mấy phương diện… Làm được như thế các em sẽ có vốn tri thức cần thiết để hoàn thành bài văn thuyết minh. Các tri thức đó cũng rất cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
Phương pháp thuyết minh
Sau khi tìm hiểu được tri thức khách quan, chính xác về đối tượng các em cũng cần phải sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp. Phương pháp thuyết minh là một vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh.
Nắm được phương pháp các em sẽ biết phải lự chọn thông tin nào, số liệu nào, tri thức nào để trình bày, giới thiệu về một sự vật, hiện tượng. Nếu hiểu sự vật theo quá trình hình thành như về một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh thì phải trình bày theo quá trình trước sau, theo trình tự thời gian, từ xuất xứ, các giai đoạn phát triển…
Nếu một đồ dùng có thể theo cấu tạo, thành phần… Nếu sự vật chia theo nhiều bộ phận, phương diện thì có thể lựa chọn trình bày lần lượt theo sự quan trọng hay từ ngoài vào trong, từ trên xuống…
Có rất nhiều phương pháp thuyết minh nhưng có một số phương pháp sau các em hay sử dụng trong bài viết như phương pháp nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, phương pháp nêu ví dụ, phương pháp dùng số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân loại, phân tích…
Đòi hỏi kỹ năng sống
Việc phân chia, sắp xếp ý trong một bài văn thuyết minh là vô cùng cần thiết. Có thể xem đó là phần xương sống để tạo nên tính khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ, để làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng. Tuy nhiên, việc sắp xếp ý trong mỗi dạng thuyết minh khác nhau lại cần có sự linh hoạt, phù hợp.
Ví dụ khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là nguồn gốc, cấu tạo của đối tượng, các đặc điểm nổi bật của đối tượng, lợi ích của đối tượng, tính năng hoạt động, cách sử dụng, cách bảo quản… Thuyết minh về một loài vật nội dung thuyết minh thường là nguồn gốc, đặc điểm, hình dáng, lợi ích…
Thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh thường là nêu một định nghĩa chung về thể loại, nêu các đặc điểm của thể loại, số câu, chữ, quy luật bằng trắc, cách gieo vần, cách ngắt nhịp, cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ (thơ) hoặc cách xây dựng nhân vật, tạo cốt truyện, tình huống, lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh, giá trị nội dung, nghệ thuật… (truyện)…
Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là vị trí địa lí, những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng, những truyền thống lịch sử, văn hóa gắn liền với đối tượng, cách thưởng ngoạn đối tượng…
Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hóa thì các nội dung thuyết minh thường là hoàn cảnh xã hội, thân thế và sự nghiệp, những đóng góp của họ, quan điểm sống, đánh giá xã hội về danh nhân…
Lưu ý là trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết… Hoặc là dạng bài thuyết minh cơ bản trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1 là về một nhà văn, nhà thơ.
Trước yêu cầu này, các em cần phải giới thiệu, làm rõ được những phương diện như tên thật, hoặc là tên đầy đủ, năm sinh, năm mất (nếu có), đặc điểm chính về cuộc đời, đặc điểm chính trong sự nghiệp, những đề tài mà nhà văn thường hướng tới, những quan điểm trong sáng tác, phong cách tiêu biểu, các tác phẩm chính…
Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản, đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: Dáng vẻ, màu sắc, hương vị, cách thức chế biến, thưởng thức…
Vận dụng uyển chuyển
Việc kết hợp giữa phương thức thuyết minh với miêu tả, tự sự, biểu cảm, các biện pháp nghệ thuật là vô cùng cần thiết. Khi thuyết minh về một loài quả, loài cây, đồ vật các em có thể sử dụng yếu tố tự thuật – yếu tố đặc trưng của văn tự sự kết hợp với biện pháp nhân hóa để “nhân vật” tự giới thiệu về bản thân.
Cũng có thể tạo bối cảnh như một câu chuyện để đối tượng xuất hiện tự nhiên, không gượng ép, không theo lối có sẵn. Ví dụ cây lúa, hoa sen, chiếc bút bi… tự kể chuyện đời mình. Yếu tố miêu tả được vận dụng tối đa khi giới thiệu về đặc điểm hình dáng, cấu tạo, màu sắc.
Trong văn thuyết minh, yếu tố tự sự, miêu tả đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thể hiện rõ đối tượng được thuyết minh và tăng tính hấp dẫn. Bởi thông qua tự sự, những kỉ niệm, hồi ức giữa người viết và đối tượng được thuyết minh được khơi gợi lại. Yếu tố biểu cảm để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về đối tượng.
Từ đó mà tạo được trong lòng người đọc sự đồng cảm, đồng tình về đối tượng được thuyết minh. Yếu tố miêu tả cũng góp phần rất lớn trong việc làm cho đối tượng được thuyết minh hiện rõ cùng với vốn tri thức của người viết. Kết hợp hai yếu tố tự sự và miêu tả trong văn thuyết minh sẽ làm cho đối tượng hiện ra một cách rõ ràng, chân thực, sinh động.
Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt, uyển chuyển sẽ làm cho bài viết hấp dẫn hơn, thu hút hơn và từ đó những tri thức thuyết minh dễ dàng khác ghi với người viết, người đọc.
Như vậy, để làm được một bài văn thuyết minh hay, cũng như các thể văn khác trong chương trình học sinh cần xác định rõ vấn đề, yêu cầu thể loại, phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, với văn thuyết minh, đó còn là việc tìm hiểu, quan sát, thu thập, xử lý thông tin, để những thông tin, hiểu biết của người viết sẽ biến thành những tri thức quan trọng, chính xác. Và cũng từ đó văn thuyết minh đáp ứng được nhu cầu của người đọc.
Văn thuyết minh là gì? một cách ngắn gọn nhất
Thuyết minh là một phương thức biểu đạt nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe những hiểu biết về đặc điểm, cấu tạo, nguyên nhân, nguyên lý hoạt động,… của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ về văn bản thuyết minh:
- Thuyết minh về cây lúa
- Thuyết minh về quy trình sản xuất sữa
- Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
Bài văn thuyết minh cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính logic: trình bày các thông tin theo một trật tự logic, có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần.
- Tính khoa học: các thông tin phải chính xác, khách quan, có căn cứ khoa học.
- Tính khách quan: người viết phải thể hiện thái độ khách quan, không đưa ra ý kiến, đánh giá cá nhân.
- Tính sáng tạo: sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, sinh động để thu hút người đọc, người nghe.
Dưới đây là Cách làm bài văn thuyết minh
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
- Nêu mục đích của bài thuyết minh.
II. Thân bài:
- Trình bày các đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, nguyên lý hoạt động,… của sự vật, hiện tượng theo một trật tự logic.
- Sử dụng các phương pháp thuyết minh như: giải thích, phân tích, so sánh, chứng minh,…
- Sử dụng các hình ảnh, biểu đồ, số liệu để minh họa cho bài viết.
III. Kết bài:
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài thuyết minh.
- Nêu ý nghĩa của sự vật, hiện tượng được thuyết minh.
Lưu ý:
- Lựa chọn nội dung thuyết minh phù hợp với yêu cầu của đề bài.
- Sắp xếp các thông tin một cách logic, khoa học.
- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, phù hợp với đối tượng giao tiếp.
Để viết tốt một bài văn thuyết minh, bạn cần:
- Đọc kỹ đề bài và nắm rõ yêu cầu của đề.
- Tìm hiểu kỹ thông tin về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
- Lập dàn bài chi tiết trước khi viết.
- Viết bài theo dàn bài đã lập, đảm bảo tính logic, khoa học và sáng tạo.
- Đọc lại bài viết và sửa lỗi trước khi nộp bài.
Ví dụ về văn thuyết minh
Văn bản thuyết minh như hướng dẫn sử dụng sản phẩm, tường thuật bóng đá, giải thích hiện tượng tự nhiên như mưa, bão…, giới thiệu lễ hội, tóm tắt bộ phim…
Một số câu hỏi về văn thuyết minh và trả lời nhanh
Thuyết minh làm gì?
Thuyết minh để giải thích, giới thiệu, cung cấp thông tin về sự vật, sự việc, con người một cách chính xác, khách quan.
Thuyết minh là từ loại gì?
Thuyết minh là động từ, chẳng hạn như: hãy thuyết minh cho tôi về sự kiện Điện Biên Phủ ngắn gọn nhất. nhưng thuyết minh có thể là danh từ, như trường hợp Bài văn thuyết minh này rất hay.
Có bao nhiêu phương pháp thuyết minh?
Có nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau, nhưng phổ biến nhất là 7 phương pháp sau:
- Phương pháp nêu định nghĩa: Giới thiệu khái niệm, định nghĩa của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
- Phương pháp phân tích: Chia nhỏ sự vật, hiện tượng thành các bộ phận, khía cạnh để trình bày chi tiết.
- Phương pháp giải thích: Làm rõ các khái niệm, nguyên nhân, nguyên lý hoạt động của sự vật, hiện tượng.
- Phương pháp mô tả: Trình bày cụ thể, sinh động các đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng.
- Phương pháp so sánh: Đối chiếu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh với những sự vật, hiện tượng khác để làm rõ đặc điểm.
- Phương pháp nêu ví dụ: Dẫn ra các ví dụ cụ thể để minh họa cho nội dung thuyết minh.
- Phương pháp dùng số liệu: Sử dụng số liệu, thống kê để tăng tính thuyết phục cho bài viết.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các phương pháp thuyết minh khác như:
- Phương pháp phân loại: Sắp xếp sự vật, hiện tượng thành các nhóm, loại theo một tiêu chí nhất định.
- Phương pháp chứng minh: Dùng lập luận, dẫn chứng để chứng minh cho một quan điểm, ý kiến.
- Phương pháp bình luận: Phân tích, đánh giá về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.
Việc lựa chọn phương pháp thuyết minh nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Nội dung thuyết minh: Mỗi nội dung sẽ phù hợp với một số phương pháp thuyết minh nhất định.
- Mục đích thuyết minh: Mục đích thuyết minh là để cung cấp thông tin, giải thích hay thuyết phục sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp.
- Đối tượng thuyết minh: Cần lựa chọn phương pháp phù hợp với trình độ hiểu biết của đối tượng.
Thông thường, trong một bài văn thuyết minh, người viết có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tăng hiệu quả thuyết minh.
Thuyết minh đề tài là gì?
Thuyết minh đề tài là việc giới thiệu về đề tài nghiên cứu, giúp người đọc hiểu rõ mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và giá trị khoa học của đề tài.
Thế nào là đoạn văn trong văn bản thuyết minh?
Đoạn văn trong văn bản thuyết minh là một tập hợp các câu liên kết chặt chẽ với nhau, cùng triển khai một ý nhỏ, góp phần làm sáng tỏ nội dung chung của toàn bài.
Có hai loại đoạn văn chính trong văn bản thuyết minh:
- Đoạn văn mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh, nêu mục đích và phạm vi thuyết minh.
- Đoạn văn thân bài: Trình bày các đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, nguyên lý hoạt động,… của đối tượng thuyết minh theo một trật tự logic.
- Đoạn văn kết bài: Tóm tắt lại nội dung chính của bài thuyết minh, nêu ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.
Để viết tốt một đoạn văn thuyết minh, cần lưu ý:
- Xác định ý chủ đề của đoạn văn: Câu chủ đề thường nằm ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn, thể hiện ý chính của cả đoạn.
- Triển khai ý chủ đề: Sử dụng các phương pháp thuyết minh như: giải thích, phân tích, so sánh, chứng minh,… để làm sáng tỏ ý chủ đề.
- Sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ khoa học, chính xác, rõ ràng.
- Liên kết các câu: Sử dụng các từ ngữ liên kết để đảm bảo mạch lạc cho đoạn văn.
Thuyết minh trong phim là gì?
Thuyết minh trong phim để cung cấp thêm thông tin cho người xem về nội dung phim. Nó có thể là lồng tiếng (dịch sang ngôn ngữ khác) hoặc thuyết minh, giải thích nội dug phim.
Văn bản nhật dụng là văn bản như thế nào?
Văn bản nhật dụng là loại văn bản được sử dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày, phục vụ cho mục đích giao tiếp, thông tin, hướng dẫn, thuyết phục,… về các vấn đề gần gũi,
Thế nào là văn bản thông tin?
Văn bản thông tin là loại văn bản có chức năng chính là cung cấp thông tin, kiến thức về một sự vật, hiện tượng, khái niệm nào đó cho người đọc.
Tính chất của văn bản thuyết minh
Tính chất của văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minh có những tính chất sau:
1. Tính chính xác:
- Thông tin được cung cấp phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan.
- Số liệu, thống kê phải được kiểm tra kỹ lưỡng.
- Phải sử dụng ngôn ngữ khoa học, rõ ràng, tránh mơ hồ, chung chung.
2. Tính khách quan:
- Phải trình bày sự vật, hiện tượng một cách khách quan, không đưa ý kiến, nhận xét cá nhân vào.
- Phải sử dụng các phương pháp thuyết minh như: giải thích, phân tích, so sánh, chứng minh,… để làm sáng tỏ nội dung.
3. Tính logic:
- Nội dung được trình bày một cách logic, khoa học, dễ hiểu.
- Phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn trong văn bản.
4. Tính khoa học:
- Phải sử dụng các khái niệm, thuật ngữ khoa học phù hợp với đối tượng tiếp nhận.
- Phải trình bày nội dung theo một hệ thống logic, chặt chẽ.
5. Tính sinh động:
- Có thể sử dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,… để làm cho nội dung thêm sinh động, hấp dẫn.
- Có thể sử dụng hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ để minh họa cho nội dung.
Ngoài ra, văn bản thuyết minh còn cần đảm bảo tính sáng tạo và tính thẩm mỹ.
Ví dụ về văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh về cấu tạo của cây:
- Cung cấp thông tin chính xác về các bộ phận của cây.
- Trình bày nội dung một cách logic, khoa học.
- Sử dụng hình ảnh minh họa để giúp người đọc dễ hiểu.
- Văn bản thuyết minh về quy trình sản xuất xi măng:
- Cung cấp thông tin chính xác về các bước sản xuất xi măng.
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học, rõ ràng.
- Trình bày nội dung theo một hệ thống logic, chặt chẽ.
Mục đích của văn bản thuyết minh
1. Cung cấp thông tin:
- Mục đích chính của văn bản thuyết minh là cung cấp cho người đọc những kiến thức, hiểu biết về một sự vật, hiện tượng, khái niệm nào đó.
- Thông tin được cung cấp phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan.
2. Giải thích:
- Giúp người đọc hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lí hoạt động, nguyên nhân, tác dụng,… của một sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng các phương pháp thuyết minh như: giải thích, phân tích, so sánh, chứng minh,… để làm sáng tỏ nội dung.
3. Thuyết phục:
- Giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn về một sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng các lập luận chặt chẽ, logic để thuyết phục người đọc.
4. Giáo dục:
- Giúp người đọc nâng cao nhận thức, hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Rèn luyện cho người đọc khả năng tư duy logic, khoa học.
Ngoài ra, văn bản thuyết minh còn có thể có mục đích giải trí, khơi gợi cảm xúc cho người đọc.