Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Gia đình » Lối sống » Vì sao nhiều người bị lừa?

Vì sao nhiều người bị lừa?

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Vì sao rất nhiều người bị lừa?

Vì sao rất nhiều người bị lừa?

Vì sao nhiều người bị lừa? Không thể phủ nhận lừa đảo, gian lận ngày càng nhiều nhưng mờ mắt trước lợi ích là một nguyên nhân lớn khiến chúng ta vẫn bị lừa.

Một giáo sư tâm lý nghiên cứu sâu về các thủ thuật phổ biến mà kẻ lừa đảo sử dụng và về các loại người dễ bị mất tiền nhất.

Nếu bạn có một hộp thư, hẳn là bạn sẽ nhận được thư rác. Nếu bạn có tài khoản email, sẽ có email rác. Nếu bạn có điện thoại, sẽ có cuộc gọi robot tự động.

Các sự gạ gẫm khách hàng và tin nhắn không mong muốn thường xuyên tróc nã ta tấp tấp. Hầu hết chúng ta nhấn bỏ qua hoặc xóa hoặc vứt chúng vào thùng rác vì biết rằng chúng gần như chắc là sự lừa đảo đại chúng trên thị trường. Những người khác lại không được may mắn như thế.

Việc lừa đảo gây tổn thất cho cá nhân, tổ chức và chính phủ ước tính hàng tỷ đô la mỗi năm, và nhiều nạn nhân bị trầm cảm và sức khỏe sa sút. Thực tế, không có tội phạm nào khác lại ảnh hưởng đến nhiều người đến thế, những người thuộc mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp và ở mọi việc trí địa lý.

Nhưng vì sao người ta lại trở thành con mồi cho những trò gian lận này? Các đồng nghiệp và tôi tìm câu trả lời cho câu hỏi này. Một số phát hiện của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu khác, nhưng những phát hiện khác lại thách thức các giả định chung về sự gian lận.

Gian lận đang gia tăng

Rút thăm trúng thưởng, xổ số và các trò lửa đảo khác trên thị trường đã trở nên phổ biến một cách đáng ngạc nhiên trong những năm gần đây.

Cục Kinh Doanh đã báo cáo có khoảng 500.000 đơn khiếu nại chỉ riêng ở trò rút thăm trúng thưởng và xổ số trong ba năm qua, với tiền mất mát lên tới gần 350 triệu đô la.

Trong quá khứ, những trò gian lận như thế này do một số ít người địa phương gây ra và thường là gặp mặt trực tiếp, có thể là tại một hội thảo đầu tư cho một cơ hội bất động sản giả tạo.

Việc lừa đảo vẫn xảy ra theo cách cũ, nhưng ngày nay càng có nhiều vụ việc được phối hợp bởi các nhóm xuyên quốc gia, kể cả các nhóm ở Jamaica, Costa Rica, Canada và Nigeria.

Trong những năm gần đây, gian lận đã phát triển thành một hoạt động tội phạm lan rộng toàn cầu khi mà công nghệ giúp nó giảm chi phí đồng thời làm nó dễ dàng hơn bao giờ hết tiếp cận tức thời được với hàng triệu người tiêu dùng.

Việc bắt và truy tố những tên tội phạm cũng khó khăn hơn nhiều. Thí dụ một cuộc gọi robot có thể xuất hiện trên phone như thể người gọi là thuộc mã vùng của bạn, nhưng trên thực tế nó là từ Ấn Độ.

Vì sao người ta lại bị dẫn dắt vào cuộc

Để nghiên cứu tính dễ bị vướng mắc vào những trò gian lận đại chúng của thị trường, bạn đồng tác giả và tôi đã cùng nghiên cứu 25 lời mời lừa đảo “thành công”, do văn phòng Thanh Tra Bưu Điện Los Angeles cung cấp, để để tìm kiếm những đặc điểm chung.

Thí dụ, nhiều lời mời là mượn danh một số thương hiệu quen thuộc, như Marriott hay Costco, để tăng độ tin cậy hoặc “quyền lực”. Bọn lừa đảo thường xuyên dùng kỹ thuật thuyết phục như giả bộ là một doanh nghiệp hợp pháp và sử dụng các mã số vùng của địa phương để tạo sự quen thuộc. Hoặc chúng nêu sự gấp gáp về thời gian để hối thúc hành động. Một số các chữ được in màu mè và có kèm các hình ảnh tiền hoặc giải thưởng và các “người trúng giải” trước đây. Những lời mời chào khác tỏ ra chuyên nghiệp hơn, có lời văn giống văn pháp lý cũng nhằm tạo cảm giác hợp pháp.

Sau đó, chúng tôi đã tạo ra một thư mời nguyên mẫu dài một trang, thông báo cho người tiêu dùng rằng họ đã “là người chiến thắng” và nêu “số điện kích hoạt” mà họ cần liên hệ để nhận giải thưởng. Chúng tôi đã tạo ra bốn phiên bản mà chúng tôi đã gán một cách ngẫu nhiên nhằm, hoặc là vận động bằng thẩm quyền (“Chúng tôi đã nhận được tên của bạn từ Target”) hoặc là thúc (“Phải thực hiện trước ngày 30 tháng 6”) để xác định xem yếu tố thuyết phục nào sẽ thúc đẩy người tiêu dùng phản hồi.

Nghiên cứu này được thiết kế để tái tạo các kịch bản thực tế- mặc dù người tham gia biết rằng họ là một phần của thử nghiệm- và phân tích các yếu tố mà chúng tôi ngờ rằng có nguy cơ cao, chẳng hạn như trình độ toán học, sự cô đơn và tiền thu nhập thấp.mỗi năm.

Trong thử nghiệm đầu tiên, chúng tôi yêu cầu 211 người tham gia cho biết ý muốn liên hệ với số điện thoại kích hoạt tại thư mời. Sau đó, họ được yêu cầu đánh giá các lợi ích và rủi ro khi trả lời thư mời theo thang điểm 10 và điền vào một cuộc khảo sát nhằm xác định trình độ toán học, sự cách ly xã hội, đặc tính nhân khẩu học và tình trạng tài chính của họ.

Chúng tôi thấy rằng 48% người tham gia cho biết ít nhiều sẵn lòng liên hệ với số này bất kể họ nhận được thư loại nào. Những người tiêu dùng nghĩ rằng họ sẽ trả lời lại thư mời này thường là những người có số năm học tập ít hơn và là trẻ hơn. Những người này cũng có xu hướng đánh giá rủi ro của việc liên hệ là thấp và lợi ích là cao.

Ở một thử nghiệm thứ hai liên quan đến 291 cá nhân, chúng tôi sử dụng lời lẽ như thư mời đầu tiên nhưng thêm một khoản phí kích hoạt cho một nửa số người đó. Nghĩa là, một số người tham gia đã được thông báo rằng để “kích hoạt” tiền thắng thì họ phải trả một khoản phí 5 đô la, trong khi những người khác được cho biết phí đó là 100 đô la. Phần còn lại là giống y như với thử nghiệm trước đó và tất cả các khía cạnh khác của thiết kế là giống hệt ngoại trừ một số câu hỏi khảo sát bổ sung liên quan đến tình trạng tài chính của người tham gia.

Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng những người sẵn sàng gọi điện và trả 100 đô la có nghĩa là họ đặc biệt dễ bị mắc vào kiểu lừa đảo này.

Ngay cả có phí kích hoạt, 25% người ở mẫu thử nghiệm cho thấy họ ít nhiều sẵn sàng liên hệ với số điện được cung cấp- bao gồm cả hơn 1/5 của số người được báo phí là 100 đô la.

Tương tự như thử nghiệm đầu tiên, những người đánh giá thư mời là có lợi ích lớn có nhiều khả năng biểu hiện ý định muốn liên hệ. Chúng tôi nghĩ thử nghiệm này sẽ giúp chúng tôi xác định một số chủng loại phụ đặc biệt dễ bị lừa gạt, như người cao tuổi, nhưng thay vào đó, người tiêu dùng có quan tâm ở cả hai thử nghiệm là hoàn toàn giống nhau- đó là những người thấy khả năng có lợi lớn lấn át các rủi ro. Không thấy có sự khác biệt đáng kể dựa trên độ tuổi, giới tính hoặc đặc tính nhân khẩu học khác mà chúng tôi đã xem xét.

Ngay cả khoảng 60% người xác định sự mời mọc này có khả năng là lừa đảo, nhưng họ vẫn còn coi cơ hội này có khả năng mang lại lợi lộc. Theo một cách nào đó những sự lừa đảo có phí ứng trước có thể hoạt động như xổ số không chính thức- chi phí đầu vào thấp và khả năng thất bại là nhiều. Trong khi người tiêu dùng là cảnh giác, nhưng họ không hoàn toàn bác bỏ khả năng kết cục có lợi và một số rõ ràng sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Thật không may, người tiêu dùng đánh giá quá cao khả năng rút lui của họ nếu sự mời mọc hóa ra là một sự lừa lọc. Một khi “con mồi” tiềm năng được xác định bằng cách phản hồi lời mời thực tế qua việc gọi điện thoại hoặc bằng cách nhấp vào quảng cáo gian lận, thì họ có thể bị truy đuổi dai dẳng qua điện thoại, email và thư.

Phải làm gì với trò gian lận?

Đối với nhiều người, những sự mời mọc thông qua thư rác, email rác và cuộc gọi robot chỉ là vô cùng khó chịu. Nhưng đối với một số người, chúng không chỉ là một mối phiền toái, mà còn là một cái bẫy.

Để bảo vệ bản thân khỏi trở thành mục tiêu, bạn cần phải thận trọng và sử dụng các nguồn lực để tránh bị lừa đảo. Có một số dịch vụ và ứng dụng nhằm trợ giúp việc sàng lọc cuộc gọi và ngăn chặn trộm cắp danh tính. Và một số công ty điện thoại cho phép bạn lựa chọn tham gia các dịch vụ như vậy. Và sự giáo dục nhiều hơn cho người tiêu dùng về sự nguy hiểm của lừa đảo sẽ có tác dụng.

Cũng quan trọng là chống lại bằng mọi cách ý muốn nhấp vào hoặc trả lời những tài liệu đáng ngờ vực. Người tiêu dùng mà nhanh chóng nhận ra một lời mời là sự rủi ro và vứt bỏ nó ngay, thì sẽ ít bị tổn thương hơn.

Do nhận thức về lợi ích và rủi ro là những yếu tố quan trọng nhất trong ý định muốn làm theo, nên người tiêu dùng chỉ nên tập trung vào cái rủi ro và tránh bị cuốn hút vào những lợi ích tiềm năng.

Theo: The Conversation
Từ khóa: Vì sao rất nhiều người bị lừa?
KIM

KIM

KIM là một nhà báo. Tôi viết về các vấn đề kinh tế, xã hội và đôi khi cả du lịch. Sở thích đọc sách và nấu ăn cho gia đình.

Related Posts

Tâm lý đàn ông tuổi 47 rất lạ, nhưng tại sao họ lại hành động lạ kỳ như vậy?
Lối sống

Tâm lý đàn ông tuổi 47 phụ nữ nên biết

29 Tháng Mười Hai, 2022
Ai có 5 nốt ruồi trên mặt này phúc nhiều tài rộng! Bạn có nó không?
Lối sống

Ai có 5 nốt ruồi trên mặt này phúc nhiều tài rộng! Bạn có nó không?

6 Tháng Mười Một, 2022
Tướng mặt phụ nữ tốt, có phúc khí nhất
Lối sống

Tướng mặt phụ nữ tốt, có phúc khí nhất

2 Tháng Mười Một, 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Ung thư đại trực tràng ở những người trẻ tuổi ngày càng tăng

Ung thư đại trực tràng ở những người trẻ tuổi ngày càng tăng

27 Tháng Ba, 2023
Uống nhiều sữa có gây ung thư? Viên mè đen có ngăn rụng tóc được không? Nhiều người bị lừa bởi 6 tin đồn thực phẩm này

Uống nhiều sữa có gây ung thư? Viên mè đen có ngăn rụng tóc được không? Nhiều người bị lừa bởi 6 tin đồn thực phẩm này

27 Tháng Ba, 2023
Tại sao Nga triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus?

Tại sao Nga triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus?

27 Tháng Ba, 2023
Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất

23 Tháng Ba, 2023
Cách làm canh đậu phụ siêu ngon

Cách làm canh đậu phụ siêu ngon, giàu dinh dưỡng, thơm ngon mịn màng, ngay cả trẻ kén ăn cũng thích ăn

23 Tháng Ba, 2023

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    7 cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ba ngôi sao thẳng hàng có ý nghĩa gì

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1kg tờ 500k bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách xác định chủ ngữ vị ngữ lớp 4, 5

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cấu tạo của la bàn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Các thuật ngữ khi mua iPhone cũ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Công thức tính tỉ lệ bản đồ lớp 4

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.