Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh do viêm niêm mạc đường thở mạn tính. Vấn đề đáng quan tâm là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?
Những người hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm, khói bếp than, bụi nghề nghiệp, bị nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ… đều là nguyên nhân của bệnh COPD. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới tuổi trên 40.
Triệu chứng ho và khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí…
Người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, mỏi mệt, giảm các hoạt động.
Để chẩn đoán chắc chắn COPD, phải đo chức năng phổi bằng hô hấp kế (máy đo chức năng hô hấp). Máy sẽ cho biết bệnh nhân có bị tắc nghẽn hay không. COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm.
Rất nhiều nghiên cứu thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được áp dụng. Tuy nhiên hiện nay chưa có trị liệu nào giúp đảo ngược tiến trình xấu đi liên tục của bệnh.
Việc điều trị bệnh cần được tiến hành liên tục, người bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phòng ngừa tái phát đợt cấp…
Hiện nay, chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhưng có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần tập thở đúng cách; chế độ ăn đủ dinh dưỡng, không lao động gắng sức, không hút thuốc lá, tránh môi trường khói bụi, tránh bị lạnh đột ngột…