Hiện tượng siêu trăng 2020 cuối sẽ đạt cực đại vào 17h45’ chiều ngày 7/5 theo giờ Việt Nam.
Theo Đài quan sát Hoàng gia ở Greenwich, London, nếu mặt trăng nằm trong khoảng 10% khoảng cách gần nhất với trái đất vào thời điểm trăng tròn, thì nó được coi là siêu trăng. Khi đó, Mặt trăng có thể lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với bình thường.
“Siêu trăng” không phải cụm từ chính thức trong thiên văn học mà do nhà chiêm tinh Richard Nolle đặt bởi tên vào năm 1979. Siêu trăng là cụm từ dùng để chỉ những lần trăng tròn mà mặt trăng nằm ở 10% gần trái đất nhất trên quỹ đạo của nó, khiến mặt trăng hiện ra to hơn thường lệ trên bầu trời đêm. Đó là một sự kiện ngoạn mục cho ai muốn săn một tấm ảnh nghệ thuật với mặt trăng, bởi mặt trăng sẽ trông to, rõ hơn bao giờ hết.
Siêu trăng là một mặt trăng mới hoặc trăng tròn trùng khớp với perigee, điểm mặt trăng gần nhất với Trái đất trong quỹ đạo hàng tháng của nó. Theo định nghĩa ban đầu – do nhà chiêm tinh Richard Nolle đưa ra năm 1979 – trăng tròn hoặc mặt trăng mới phải tiếp cận gần nhất với Trái đất để được gọi là supermoon, cụ thể là khoảng cách 224.865 dặm hoặc 361.885 km (trở xuống) đo từ trung tâm của mặt trăng và trái đất.
Trăng tuyết tháng Hai vừa qua vào ngày 10, mặt trăng cách Trái đất 223.980 dặm (360.461 km), theo tính toán của heavens-above.com. Tính trung bình, khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng là khoảng 240.000 dặm (384.400 km). Do đó, trăng tuyết tháng Hai không được gọi là siêu trăng.
Năm 2020 có 3 siêu trăng, gồm siêu trăng sáng sớm nay, và ngày 7/4, 7/5, trong đó siêu trăng ngày 7/4 là lớn nhất.
Siêu trăng có thể làm cho thủy triều lớn hơn vì chúng ta đều biết rằng thủy triều bị chi phối bởi lực hấp dẫn của mặt trăng, và ở một mức độ thấp hơn là mặt trời. Khi gần Trái Đất, mặt trăng có thể khiến thủy triều cao hơn một chút, và gây ra các biến đổi lớn hơn trong thủy triều.
Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất, có tuổi đời 4,6 tỉ năm và được hình thành từ 30-50 triệu năm sau khi hệ mặt trời được hình thành.
Mặt trăng nhỏ hơn so với Trái đất và kích thước tương đương với sao Diêm Vương (Pluto). Trong thực tế diện tích bề mặt Mặt Trăng thực sự ít hơn so với diện tích bề mặt của khu vực châu Á – khoảng 14,6 triệu dặm vuông, theo space.com
Khi mặt trăng đối diện với mặt trời, chúng ta thấy trăng tròn như thể được thắp sáng lên bởi mặt trời. Khi ở giữa, chúng ta thấy một mặt trăng lưỡi liềm bởi vì chỉ thấy một lượng ánh sáng mặt trời phản chiếu.
Mặt trăng cũng có ‘động đất’, gây ra bởi lực hấp dẫn của Trái đất. Các chuyên gia tin rằng mặt trăng có một lõi nóng chảy, tương tự Trái đất.