Khám dậy thì sớm ở đâu? Mình thấy địa chỉ đáng tin cậy nhất ở phía Bắc là Bệnh viện Nhi Trung ương, và Bệnh viện Nhi Đồng ở phía Nam.
Nếu bé nhà bạn trước 8 tuổi có các dấu hiệu dậy thì có nghĩa là bé đang có thể dậy thì sớm. Bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và được hướng dẫn các giải pháp phù hợp. Mình thấy ở phía Bắc, bạn nên đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) để khám. Bé sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sỹ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, thường xuyên được đào tạo qua các khoá học, hội nghị trong và ngoài nước.
Thông thường, để khám dậy thì sớm, các bác sĩ sẽ có thể làm các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng dậy thì và chụp Xquang kiểm tra tuổi xương, siêu âm bụng và chụp MRI não tìm nguyên nhân.
Chi phí khám dậy thì sớm, tùy vào mức độ xét nghiệm thì vào khoảng trên dưới 2 triệu đồng (gồm khám, xét nghiệm máu, chụp Xquang, siêu âm. Nếu chụp cộng hưởng tử MRI thì chi phí có thể lên đến 5 triệu đồng nếu không được chi trả bảo hiểm y tế.
Các dạng dậy thì sớm
Có nhiều cách phân loại hiện tượng dậy thì sớm. Phổ biến nhất là tình trạng dậy thì sớm trung ương, xảy ra khi não bộ khởi động quá trình dậy thì bằng cách kích thích giải phóng sớm nhiều loại hormone khác nhau kéo theo đó là sự hoạt động sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.
Dậy thì sớm ngoại vi ít gặp hơn, trong đó, các hormone steroids sinh dục tăng cao do bệnh lý tuyến sinh dục hay thượng thận, một số trường hợp đặc biệt có thể do bài tiết lạc chỗ các hormone hướng sinh dục. Vậy, các bác sĩ sẽ làm gì để có thể chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị cho những trường hợp dậy thì sớm?
Để chẩn đoán dậy thì sớm, bác sĩ sẽ hỏi và thực hiện một số test kiểm tra, bao gồm:
- Hỏi tiền sử gia đình: nếu trong gia đình đã từng có trường hợp dậy thì sớm.
- Khám tổng thể để đánh giá những thay đổi về mặt sinh lý và thể hình cơ thể.
- Xét nghiệm máu: đo mức nồng độ một số hormone và tuyến giáp.
- Chụp X-quang: thường ở cẳng tay và cổ tay để kiểm tra tuổi xương của trẻ. Đây là cách để kiểm tra xem trẻ phát triển nhanh thế nào.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) não bộ. Cách này đôi khi được sử dụng để kiểm tra các vấn đề bệnh lý gây dậy thì sớm trung ương như là khối u. Tuy nhiên biện pháp này không nên áp dụng rộng rãi cho mọi trẻ em.
- Siêu âm: siêu âm buồng trứng có thể có ích trong một số trường hợp.
Khám dậy thì sớm ở đâu? Phương pháp điều trị dậy thì sớm
Đối với dậy thì sớm trung ương: Hợp chất tương tự như hormone GnRH là liệu pháp điều trị chuẩn hiện nay. Chất này có tác dụng ức chế việc tiết các hormone của tuyến yên làm thúc đẩy quá trình dậy thì. Thuốc này được sử dụng bằng nhiều cách: tiêm bắp mỗi tháng một lần; hoặc tiêm dưới da hàng ngày; hoặc cấy dưới da mặt trong cánh tay dưới dạng tuyp nhỏ sẽ giải phóng dần dần vào cơ thể. Ngoài ra còn có dạng thuốc xịt mũi dùng hàng ngày, nhưng ít phổ biến.
Hợp chất tương tự GnRH có tác dụng khá tốt. Trong tháng đầu điều trị, những dấu hiệu của dậy thì có thể xuất hiện rõ rệt hơn. Tuy nhiên sau đó, chúng sẽ biến mất. Theo Kaplowitz, ở các bạn gái, ngực sẽ thu nhỏ lại sau 6 đến 12 tháng điều trị. Một số trường hợp khác, chúng gần như biến mất hoàn toàn.
Các tác dụng phụ của hợp chất tương tự GnRH thường nhẹ, gồm có: đau đầu, các triệu chứng của mãn kinh (như nóng bừng mặt), và áp-xe tại vị trí tiêm. Không có bằng chứng cho thấy những chất này sẽ gây ra những vấn đề lâu dài.
Các biện pháp điều trị dậy thì sớm trung ương khác bao gồm:
Progestin: tiêm progestin cũng được coi là biện pháp điều trị chuẩn cho dậy thì sớm trung ương. Tuy nhiên thuốc này kém tác dụng hơn so với hợp chất tương tự GnRH.
Các biện pháp khác: Phẫu thuật và xạ trị có thể cần thiết trong trường hợp dậy thì sớm trung ương được kích hoạt do một khối u ở não. Việc cắt bỏ khối u không phải luôn luôn giải quyết được tất cả các triệu chứng.
Vậy các biện pháp này có tác dụng duy trì trong bao lâu? Điều này phụ thuộc vào mỗi cá nhân và tốc độ lớn của trẻ. Một vài nghiên cứu cho rằng các biện pháp này sẽ không có tác dụng khi trẻ trên 11 tuổi.
Tuy việc điều trị dậy thì sớm trung ương có hiệu quả khá tốt nhưng không phải áp dụng cho mọi trẻ em. Dưới đây là một số điều bác sĩ sẽ phải cân nhắc.
- Thời điểm kể từ lúc chẩn đoán: Sau khi quan sát thấy những dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ, bác sĩ có thể phải đợi tới 6 tháng trước khi quyết định điều trị cho trẻ. Bởi vì ở một số trẻ có dấu hiệu rõ ràng của dậy thì sớm, các triệu chứng lại có dấu hiệu chậm lại hay tự chấm dứt. Khi đó việc điều trị sẽ không cần thiết.
- Tuổi của trẻ: Trẻ càng nhỏ thì bác sĩ càng khuyến cáo điều trị. Một cô bé 7 tuổi rưỡi với dấu hiệu dậy thì sớm có thể không cần điều trị bởi đây là độ tuổi khá gần với thời điểm bình thường của dậy thì. Việc điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt hơn đối với trẻ khoảng 5 – 6 tuổi.
- Tốc độ phát triển: Tốc độ dậy thì là mấu chốt của vấn đề. Nếu một cô bé có dấu hiệu của phát triển ngực nhưng quá trình này xảy ra chậm thì bác sỹ có thể khuyến cáo không cần điều trị. Tuy nhiên nếu tốc độ phát triển quá nhanh – thậm chí với cả trẻ lớn thì điều trị có thể là điều cần thiết.
- Chiều cao hiện tại: Kaplowitz nói rằng nếu không được điều trị, phần lớn trẻ bị dậy thì sớm trung ương sẽ đạt tới chiều cao trung bình như người lớn. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ có nguy cơ bị lùn khi trưởng thành, nhất là những trẻ dưới 6 tuổi và những trẻ thấp hơn so với tuổi trung bình khi chúng bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu này. Đối với những trẻ này thì bác sĩ sẽ khuyên nên điều trị.
- Sự trưởng thành về mặt cảm xúc: điều này có liên quan tới tuổi, nhưng đó là một vấn đề riêng biệt. Một vài trẻ sẽ có khoảng thời gian khó khăn do những thay đổi về thể chất và cảm xúc ở tuổi dậy thì. Một số bé gái sẽ cảm thấy bối rối hay sợ hãi khi kinh nguyệt xuất hiện.
Khám dậy thì sớm ở đâu? Đối với trường hợp dậy thì sớm ngoại biên: việc điều trị hoàn toàn khác, phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Trong một số trường hợp, cần thiết phải phẫu thuật để loại bỏ khối u hay u nang khỏi buồng trứng hay tinh hoàn. Đôi khi thuốc điều trị cũng có tác dụng tốt.