Việt Nam vừa thở phào vì Mỹ không đưa vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ. Vậy thao túng tiền tệ là gì?
Thao túng tiền tệ (currency manipulation) là các hành động được các chính phủ thực hiện nhằm thay đổi giá trị tiền tệ của họ so với các loại tiền tệ khác nhằm mang lại một số mục tiêu mong muốn. Nói cách khác, đây là một cách gọi của phá giá đồng tiền.
Điển hình nhất là trường hợp các quốc gia thao túng tiền tệ của họ để làm cho hàng xuất khẩu rẻ hơn trên thị trường thế giới và từ đó làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn.
Thuật ngữ này có một ý nghĩa sai lầm, và thường được sử dụng không nhất quán; vì các quốc gia đều thực hiện các hành động định kỳ để quản lý giá trị của đồng tiền riêng của mình, bao gồm cả những quốc gia thường xuyên cáo buộc người khác thao túng.
Tại sao thao túng tiền tệ lại quan trọng?
Thao túng tiền tệ là một thuật ngữ thường được sử dụng trong diễn ngôn chính trị của các quốc gia có thâm hụt thương mại đáng kể. Hoa Kỳ thậm chí còn đi xa đến mức tạo ra một báo cáo hai năm một lần xác định quốc gia nào là “người thao túng tiền tệ” (currency manipulator).
Khá kỳ lạ, báo cáo gần đây nhất của Mỹ đã đưa Đức vào danh sách theo dõi, mặc dù quốc gia này không có đồng tiền riêng để thao túng – họ sử dụng đồng tiền chung euro. Ngoài ra, có thể tiểu bang Washington ở Mỹ sẽ đủ điều kiện là người thao túng tiền tệ dựa trên các tiêu chí được sử dụng trong báo cáo.
Các chính trị gia và công dân thích đổ lỗi thâm hụt thương mại là do các hành động bất chính của người nước ngoài, thay vì tự trách mình vì đã tiết kiệm rất ít và ngân sách chính phủ bị thâm hụt khủng. Nếu một quốc gia tiêu thụ nhiều hàng hóa / dịch vụ hơn mức sản xuất, sự khác biệt này phải được nhập khẩu từ đâu đó.
Nếu bạn muốn sử dụng thuật ngữ này, chỉ cần nói:
Tổng thống Mỹ Donald Trump là khởi nguồn của rất nhiều trích dẫn, thường xuyên mâu thuẫn nhau, về thao túng tiền tệ. Ví dụ, như Reuters đưa tin hồi tháng 2/2019: “Tổng thống Donald Trump tuyên bố Trung Quốc là ‘nhà vô địch vĩ đại’ về thao túng tiền tệ vào thứ Năm, chỉ vài giờ sau khi Bộ trưởng Tài chính mới của ông cam kết một cách tiếp cận có phương pháp hơn để phân tích các hoạt động ngoại hối của Bắc Kinh”.
Bị liệt vào danh sách thao túng tiền tệ của Mỹ thì sẽ thế nào?
Khi bị đưa vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ, Hoa Kỳ sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt, thường là đánh thuế cao hơn, đánh thuế các sản phẩm được xác định là được trợ cấp không công bằng bởi các chính phủ nước ngoài. Theo quy tắc đề xuất, cái gọi là thuế đối kháng có thể được áp đặt khi chính phủ nước ngoài trợ cấp cho các sản phẩm của họ bằng cách làm suy yếu đồng tiền của họ so với đồng đô la Mỹ.
Trong báo cáo tiền tệ gần đây nhất, vào tháng 10/2018, Bộ Tài chính Mỹ đã chỉ trích các hoạt động thương mại và tiền tệ của Trung Quốc nhưng vẫn không kết luận rằng Bắc Kinh đang phá giá không đúng cách đồng Nhân dân tệ. Mỹ đã đưa Trung Quốc, cùng với Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thụy Sĩ vào danh sách giám sát với tư cách là quốc gia thao túng tiềm năng.