Vào thời kỳ đỉnh cao năm 2013, Sony chiếm khoảng 5% thị trường điện thoại thông minh toàn cầu và trở thành nhà sản xuất đứng thứ 4 thế giới trong năm 2014. Từ đó, công ty bắt đầu trượt dốc trên bảng xếp hạng.
Năm 2011, khi mua lại cổ phần Ericsson, liên doanh Sony Mobile định vị smartphone Sony là sản phẩm cao cấp, như Apple đã làm. Tuy nhiên, sự hấp dẫn của Apple đối với người tiêu dùng không dễ tái tạo và thị trường Android.
Người dùng Android có nhiều smartphone để lựa chọn. Giá cao phải được hỗ trợ bởi các tính năng phần cứng quan trọng hoặc người tiêu dùng sẽ có được thứ gì đó rẻ hơn mang lại trải nghiệm tương tự.
Một điều khiến Sony gặp bất lợi lớn trên thị trường Mỹ là mối quan hệ kém với các nhà mạng di động. Dù là với lí do gì thì cuối cùng Sony ngừng bán điện thoại thông minh của mình thông qua các nhà mạng tại Mỹ. Điều đó có nghĩa là doanh số của họ sẽ giảm đáng kể.
Ngoài ra, Sony Mobile dường như cũng không có chiến lược toàn cầu hợp lý. Với các mẫu Android vẫn thuộc thương hiệu Sony Ericsson, công ty thường thử nghiệm các thiết kế và hình dạng khác nhau cho điện thoại. Tuy nhiên, khi cái tên “Ericsson” bị loại bỏ, Sony rõ ràng đã quyết định rằng họ chỉ muốn có những chiếc điện thoại trông nghiêm túc, phù hợp nhất cho doanh nhân – nhưng thường điều này sẽ tạo ra sự nhàm chán. Họ liên tục cung cấp các điện thoại thông minh trông gần giống nhau với trải nghiệm phần mềm giống hệt nhau hàng năm.
Điều khó hiểu hơn về cách tiếp cận của Sony khi mà chính hãng đã có nhiều đóng góp cho sự tiến bộ của camera trên smartphone. Cảm biến của họ được tìm thấy trong hầu hết các điện thoại thông minh hiện đại, bao gồm cả iPhone XS Max.
Nhưng trong một thời gian dài, Sony đã chơi trò chơi megapixel, gắn cảm biến 23MP vào điện thoại của mình, trong khi các đối thủ cạnh tranh dựa vào cảm biến 12MP. Mọi người có thể cho rằng Sony sẽ có lợi thế ở đây, nhưng trên thực tế, các cảm biến có độ phân giải thấp hơn trên điện thoại thường ít bị nhiễu hơn, cho phép chúng tạo ra những bức ảnh rõ hơn mặc dù số pixel thấp.
Sony cũng rất chậm trong việc thích ứng với các trào lưu mới của thị trường. Chiếc smartphone màn hình OLED đầu tiên của họ chỉ mới xuất hiện vào năm ngoái. Năm 2018 cũng chứng kiến việc Sony loại bỏ thiết kế với viền màn hình rất dày ở cạnh trên và dưới. Tuy nhiên, họ lại nhanh chóng loại bỏ jack cắm tai nghe 3.5 mm – một yếu tố luôn được những người yêu âm nhạc hoan nghênh.
Bất chấp những lời chỉ trích, Sony thường thiếu đổi mới nhưng smartphone của họ ít khi bị báo chí bình luận tiêu cực và vẫn cung cấp trải nghiệm tốt cho những người trung thành với thương hiệu.
Tại thời điểm này, việc kinh doanh điện thoại thông minh của Sony chỉ nhằm mục đích hỗ trợ cho các dự án thành công khác./.