Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Sức khoẻ » Xét nghiệm » Cách đọc xét nghiệm công thức máu 2019

Cách đọc xét nghiệm công thức máu 2019

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Cách nhận biết nhóm máu O chính xác nhất là thông qua xét nghiệm, ngoài ra bạn có thể tự đánh giá kết quả nếu biết đích xác nhóm máu của bố và mẹ.

Cách nhận biết nhóm máu O chính xác nhất là thông qua xét nghiệm, ngoài ra bạn có thể tự đánh giá kết quả nếu biết đích xác nhóm máu của bố và mẹ.

Công thức máu gồm 18 thông số là loại xét nghiệm cơ bản bất cứ bệnh nhân nào cũng được chỉ định khi gặp vấn đề về sức khỏe. Cách đọc chỉ số xét nghiệm công thức máu như sau:

Số lượng bạch cầu (white blood cells: WBC) 40-10 Giga / L

– Chỉ số tăng khi cơ thể bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu như: bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu.

Việc sử dụng một số thuốc như: corticosteroid… cũng có thể làm tăng số lượng bạch cầu.

– Chỉ số giảm khi bị thiếu máu, thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn hoặc việc sử dụng một số thuốc cũng có thể làm giảm số lượng bạch cầu.

Số lượng hồng cầu (red blood cell count: RBC) 3,8-5,8 Tera / L.

– Chỉ số tăng khi cơ thể bị mất nước hoặc chứng tăng hồng cầu.

– Chỉ số giảm do thiếu máu.

Lượng huyết sắc tố (hemoglobin: Hb) 12-16,5 g / dL.

– Chỉ số tăng khi cơ thể bị mất nước hoặc có nguy cơ bệnh tim, phổi.

– Chỉ số giảm do thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu.

Khối hồng cầu (HCT: hematocrit)

Nam: 39-49%.

Nữ: 33-43%.

– Chỉ số tăng do bị rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh mạch vành, mất nước, chứng giảm lưu lượng máu (hypovolemia).

– Chỉ số giảm do cơ thể bị mất máu, thiếu máu hoặc thai nghén.

Thể tích trung bình của một hồng cầu (mean corpuscular volume: MCV) 85-95 fL.

– Chỉ số tăng khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, xơ hoá tuỷ xương.

– Chỉ số giảm do thiếu hụt sắt, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu (sideroblastic anemia), suy thận mạn tính, nhiễm độc chì.

Lượng Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin: MCH) 26-32 pg.

– MHC tăng do thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.

– MCH giảm khi cơ thể bắt đầu thiếu máu, thiếu sắt…

Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin concentration: MCHC) 32-36 g/ dL.

– Trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.

– Trong thiếu máu đang tái tạo, có thể bình thường hoặc giảm trong thiếu máu do giảm folate hoặc vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu

Độ phân chia hồng cầu (red distribution width: RDW) 10-16,5%.

Độ phân chia hồng cầu RDW bình thường và:

– MCV tăng, thường gặp khi bị thiếu máu bất sản, trước bệnh bạch cầu.

– MCV bình thường thường gặp do thiếu máu trong các bệnh mãn tính, mất máu hoặc tan máu cấp tính, bệnh enzym hoặc bệnh hemoglobin không thiếu máu.

– MCV giảm là do thiếu máu trong các bệnh mãn tính, bệnh thalassemia dị hợp tử.

RDW tăng và:

– MCV tăng do cơ thể thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu lympho mạn.

– MCV bình thường khi thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin.

– MCV giảm do thiếu sắt, sự phân mảnh hồng cầu, bệnh HbH, thalassemia.

Số lượng tiểu cầu (platelet count: Plt) 150-450 Giga/L.

– Trong những rối loạn tăng sinh tuỷ xương: chứng tăng hồng cầu, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, chứng tăng tiểu cầu vô căn, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, chứng tăng tiểu cầu dẫn đến các bệnh viêm.

– Số lượng tiểu cầu trong máu giảm do ức chế hoặc thay thế tuỷ xương, các chất hoá trị liệu, các thuốc khác.

– Tăng phá hủy hoặc loại bỏ: chứng phì đại lách, sự đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu (ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát, sốt Dengue, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh, các thuốc: quinidin, cephalosporin.

Thể tích trung bình tiểu cầu (mean platelet volume: MPV) 6,5-11fL.

– Trong bệnh tim mạch (sau nhồi máu cơ tim, sau tắc mạch não, đái tháo đường, tiền sản giật, hút thuốc lá, cắt lách, stress, chứng nhiễm độc do tuyến giáp, …

– Trong thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bệnh bạch cầu cấp, lupus ban đỏ hệ thống, chứng tăng năng lách, giảm sản tủy xương, dầu cá, chứng tăng tiểu cầu hoạt động.

Khối tiểu cầu (plateletcrit: Pct) 0,1-0,5 %.

– Chỉ số tăng khi có nghi ngờ ung thư đại trực tràng.

– Chỉ số giảm là do nghiện rượu, nhiễm nội độc tố.

Độ phân bố tiểu cầu (platelet disrabution width: PDW) 6-18 %.

– Trong ung thư phổi (PDW ở ung thư phổi tế bào nhỏ SCLC cao hơn ở ung thư phổi tế bào không nhỏ NSCLC), bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm.

– Chỉ số giảm trong nghiện rượu.

Số lượng bạch cầu trung tính (neurophil count hoặc neutrophils: Neut) 2-6,9 Giga/ L.

– Chỉ số tăng trong các nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, các khối u (neoplasms), bệnh bạch cầu dòng tuỷ.

– Trong các trường hợp nhiễm virus, thiếu máu do bất sản, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị.

Số lượng bạch cầu lympho (lymphocyte count hoặc lymphocytes: LYM) 0,6-3,4 Giga/ L.

– Trong nhiễm khuẩn mãn tính, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP.

– Chỉ số giảm khi bị mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS), ức chế tủy xương do các hoá chât trị liệu, thiếu máu bất sản, các khối u, các steroid, tăng chức năng vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh (bệnh xơ cứng rải rác, nhược cơ, hội chứng thần kinh ngoại biên do rối loạn tự miễn Guillain-Barré syndrome).

Tỷ lệ % bạch cầu trung tính (% neutrophils: NEUT%) 43-76 %.

– Trong các nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, các ung thư (neoplasms), bệnh bạch cầu dòng tuỷ.

– Trong các nhiễm virus, thiếu máu bất sản, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị.

Tỷ lệ % bạch cầu lympho (% lymphocytes: LYM%) 17-48%.

– Chỉ số tăng khi bị nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP.

– Chỉ số giảm do hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), ức chế tủy xương do các hoá chất trị liệu, thiếu máu bất sản, các ung thư, các steroid, tăng chức năng vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh (bệnh xơ cứng rải rác, nhược cơ, hội chứng thần kinh ngoại biên do rối loạn tự miễn Guillain-Barré syndrome).

Tỷ lệ % bạch cầu mono (% monocytes: MON%) 4-8%.

– Tỷ lệ tăng trong các trường hợp bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho, u tuỷ, sarcoidosis,…

– Thường giảm trong các trường hợp thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

Tỷ lệ % bạch cầu ái toan (% eosinophils: EOS%) 0,1-7%.

– Tỷ lệ % tăng trong các trường hợp phản ứng dị ứng như sốt, hen hoặc tăng nhạy cảm thuốc.

– Chỉ số giảm trong các trường hợp sử dụng các loại thuốc chứa corticosteroid.

Tỷ lệ % bạch cầu ái kiềm (% basophils: BASO%) 0,1-2,5%.

– Trong các trường hợp: các rối loạn dị ứng.

– Trong các trường hợp: sử dụng các thuốc corticosteroid, các phản ứng miễn dịch, nhiễm khuẩn cấp.

Số lượng bạch cầu mono (monocyte count hoặc monocytes: MON#) 0,0-0,9 Giga/ L.

– Trong các bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các khối u, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho, u tuỷ.

– Số lượng giảm do thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

Số lượng bạch cầu ái toan (eosinophil count hoặc eosinophils: EOS#) 0,0-0,7 Giga/ L.

– Chỉ số tăng khi bị dị ứng, nhiễm ký sinh trùng (bệnh giun xoắn, bệnh nấm aspergillus, bệnh nang sán), bệnh phù thần kinh, mạch, các phản ứng thuốc, nhạy cảm warfarin, các bệnh mạch máu-collagen, hội chứng tăng bạch cầu ái toan cấp, viêm mũi ưa bạch cầu ái toan không do dị ứng, các rối loạn tăng sản tuỷ (u bạch huyết Hodgkin, xạ trị,…

– Chỉ số thường giảm do sử dụng các loại thuốc chứa corticosteroid.

Số lượng bạch cầu ưa base (basophil count hoặc basophils: BASO) 0,0-0,2 Giga/ L.

– Chỉ số tăng trong bệnh bạch cầu, viêm, chứng đa hồng cầu, Hodgkin’s, thiếu máu tan máu, sau cắt lách, dị sản tuỷ xương, chứng phù niêm.

– Chỉ số giảm trong stress, phản ứng quá mẫn, các steroid, thai nghén, cường giáp, sau xạ trị./.

Từ khóa: bảng xét nghiệm máu chuẩncác loại xét nghiệm máuCách đọc chỉ số xét nghiệm công thức máucách đọc kết quả xét nghiệm máu cho bà bầukết quả xét nghiệm máu
KIM

KIM

KIM là một nhà báo. Tôi viết về các vấn đề kinh tế, xã hội và đôi khi cả du lịch. Sở thích đọc sách và nấu ăn cho gia đình.

Related Posts

Xét nghiệm máu để làm gì?
Xét nghiệm

Xét nghiệm máu để làm gì?

16 Tháng Tư, 2022
Xét nghiệm máu trước khi phẫu thuật để làm gì
Xét nghiệm

Xét nghiệm máu trước khi phẫu thuật để làm gì

6 Tháng Hai, 2022
Độ mờ da gáy 1.6mm, mẹ MCV, MCH thấp
Mang thai

Độ mờ da gáy 1.6mm, mẹ MCV, MCH thấp

16 Tháng Một, 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Vì sao muối mặn?

Vì sao muối mặn?

4 Tháng Sáu, 2023
Cách phân biệt quá khứ đơn và hiện tại hoàn thành

Cách phân biệt quá khứ đơn và hiện tại hoàn thành

4 Tháng Sáu, 2023
iOS 17 có gì mới? Có nên cập nhật?

iOS 17 có gì mới? Có nên cập nhật?

4 Tháng Sáu, 2023
nên nuôi mèo đực hay mèo cái

Nên nuôi mèo đực hay mèo cái hơn?

3 Tháng Sáu, 2023
Cách phân biệt mèo đực và mèo cái?

Cách phân biệt mèo đực và mèo cái?

3 Tháng Sáu, 2023

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đề Toán thi vào lớp 6 chuyên Ams 2022 và đáp án

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sét đánh vào nhà có điềm gì?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 7 cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bể bơi Kim Liên: Giá vé, giờ mở cửa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 14 tuổi quay tay 1 ngày 1 lần có sao không

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1kg tờ 500k bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Mặt trăng và Trái đất cái nào lớn hơn?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tiêm thuốc trợ phổi bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.