Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Hôm nay mới biết » Tại sao Nga có Kaliningrad

Tại sao Nga có Kaliningrad

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Tại sao Nga có Kaliningrad

Tại sao Nga có Kaliningrad

Tại sao Nga có Kaliningrad? Kaliningrad là nơi người Đức đồn trú suốt 500 năm, trước khi Hồng quân Liên Xô giành quyền làm chủ năm 1945.

Kaliningrad, một vùng lãnh thổ thuộc về Nga nhưng lại biệt lập khỏi nước Nga về vị trí địa lý, chỉ tiếp giáp Ba Lan, Litva và biển Baltic. Cách duy nhất để đến phần lục địa này của Nga là bằng đường không hoặc đường biển.

Kaliningrad sở hữu cảng biển duy nhất bốn mùa đều không bị đóng băng trên Biển Baltic. Thành phố cảng này, do đó, có vai trò quan trọng đối với cả Nga và các nước Baltic trong việc đảm bảo giao thông và thương mại trên toàn khu vực, nơi nhiệt độ thường dưới 0 trong phần lớn mùa đông.

Nhưng ngoài giao thông và thương mại, Kaliningrad còn quan trọng đối với Nga do chiều sâu chiến lược của nó. Đây là nơi Hạm đội Baltic của Nga đồn trú, và nó còn được định vị là lãnh thổ cực Tây của Moscow, gần với trái tim của châu Âu nhất. Ngoài ra, Kaliningrad còn nằm kẹp giữa Lithuania (Litva) và Ba Lan.

Nguồn gốc của vùng lãnh thổ này có từ xa xưa trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ với số phận của Đông Phổ và thủ phủ Koenigsberg của đế chế này.

Được thành lập bởi các Hiệp sĩ Teutonic vào năm 1255, vùng Koenigsberg (Kalilingrad) thường gắn liền với chủ nghĩa quân phiệt của Đức. Nhưng nơi này cũng nổi tiếng không kém là quê hương của nhà triết học Immanuel Kant và Hannah Arendt.

Giống như hầu hết các vùng lãnh thổ ở khu vực này của Châu Âu, các cuộc chiến tranh đã định hình thành phần dân tộc và ranh giới chính trị của Koenigsberg. Đông Phổ bắt đầu tách khỏi Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, với việc thành lập “thành phố tự do” Danzig và thiết lập hành lang Ba Lan.

Tuy nhiên, Koenigsberg vẫn là một phần của Đức cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai – thời điểm vùng lãnh thổ này bị Hồng quân Liên Xô kiểm soát vào đầu năm 1945. Thoả thuận phân chia Koenigsberg giữa Ba Lan và Liên Xô đã được thống nhất tại hội nghị Yalta và được chính thức hóa ở lần họp cuối cùng của ba nước lớn (Nga, Mỹ và Anh) tại Postdam vào năm 1945.

Thành phố Koenigsberg và khu vực tiếp giáp với nó (tương đương khoảng 1/3 Đông Phổ vào thời điểm đó) được giao cho Liên Xô. Nhà lãnh đạo Nga Stalin sau đó đổi tên vùng đất này thành Kaliningrad vào năm 1946 để vinh danh Mikhail Kalinin, cựu Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao – tức nguyên thủ quốc gia của Liên Xô – khi ông qua đời cùng năm.

Từng là một khu vực giao thoa với nhiều bên, với dân số gồm người Đức, Ba Lan, Litva và Do Thái, Kaliningrad đã trải qua một chiến dịch thời Liên Xô nhằm xóa bỏ mọi dấu vết của di sản Đức.

Sau khi Liên Xô tan rã, khu vực Kaliningrad được hưởng lợi từ quy chế kinh tế đặc biệt do chính phủ Nga cấp vào năm 1996 và từ việc cải thiện liên kết với EU trong những năm sau đó.

Trong những năm ngay sau khi Liên Xô tan rã, Moscow từng cố gắng hồi sinh Kaliningrad, vốn nằm cách đại lục Nga hơn 320 km, thông qua quảng bá khu vực này như một “Hong Kong phi thuế quan” của Nga. Các nhà máy sản xuất ôtô, thiết bị điện tử và nội thất từ đó phát triển nhanh chóng.

Đến khi chính quyền tỉnh Kaliningrad đàm phán và đi đến thống nhất việc miễn thị thực đi lại với Ba Lan, điểm bán hàng của tập đoàn nội thất Ikea tại thành phố Gdanks ở Ba Lan trở thành điểm đến của đông đảo người Nga.

“Người sống ở Kaliningrad vào các nước châu Âu còn nhiều hơn cả về đại lục Nga”, Ilya Shumanov, đại diện tổ chức chống tham nhũng Minh bạch Quốc tế tại Kaliningrad cho biết.

Dù vậy, những năm gần đây, nhiều vũ khí hạng nặng đã được đưa tới Kaliningrad, các nhà phân tích cho biết. Trong số đó có hệ thống tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến S-400, các tên lửa đối hạm tầm trung Bastion. Nga cũng từng tổ chức diễn tập tại đây, với sự tham gia của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskanders, có thể mang đầu đạn hạn nhân.

Tại một phiên điều trần trước quốc hội Mỹ hồi tháng hai, tướng Philip M. Breedlove, tư lệnh NATO, mô tả Kaliningrad là “vùng đất được quân sự hóa rất cao”, và một “cứ điểm hoàn chỉnh” có thể đẩy lùi các cuộc tấn công đường không, đường bộ hoặc đường biển.

Vị trí chiến lược Kaliningrad

Tổng dân số hiện tại của Kaliningrad Oblast là gần 1 triệu người. Đây cũng là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất của Nga.

Từ lâu Kaliningrad đã được mệnh danh là “yết hầu” của châu Âu.

Tỉnh hải ngoại này hiện được coi là 1 trong 3 trọng tâm xây dựng quân đội Nga (cùng với Crimea và Bắc Cực). 3 khu vực địa-chính trị quan trọng này mới xuất hiện lần đầu tiên trong Học thuyết quân sự mới của nước Nga, được Tổng thống Nga V. Putin phê duyệt vào ngày 26/12/2014.

Kaliningrad là nơi đồn trú của Hạm đội Baltic – một yếu tố cấu thành trọng yếu của Quân khu phía Tây, có Bộ tư lệnh đặt tại thành phố Baltiysk. Nó được coi như một mũi dao đâm vào giữa lòng các quốc gia thành viên NATO ở khu vực này, đồng thời là trọng điểm trấn giữ eo biển Baltic.

Hạm đội Baltic có vị thế chiến lược hết sức quan trọng. Nga đã tăng cường tối đa sức mạnh cho hạm đội nhằm nâng cao khả năng khống chế hoàn toàn khu vực eo biển này, với lực lượng chủ chốt là Lữ đoàn tàu mặt nước 128, Lữ đoàn tàu đổ bộ 71, Lữ đoàn tàu tên lửa 36, Lữ đoàn tàu ngầm 123.

Lực lượng không quân Nga ở khu vực này bao gồm 2 căn cứ không quân Chernyakhovsk và Donskoye, có vai trò rất quan trọng, là điểm xuất phát của các máy bay trinh sát, chiến đấu, ném bom, đảm nhận nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, ngăn chặn hoạt động theo dõi trên không phận vùng Baltic của NATO.

Đặc biệt là ngoài các loại chiến đấu cơ thông thường, Nga đã huy động tới đây cả máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, đồng thời tăng cường cho Hạm đội Baltic tới hơn 20 chiến hạm, lực lượng phòng không cũng được bổ sung sức mạnh với các hệ thống tên lửa tối tân S-300 và S-400.

Vào năm 2012, phương Tây đã phát hiện các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander được triển khai ở Kaliningrad. Ngoài ra, có những báo cáo chưa rõ ràng về việc Nga có thể đã triển khai đầu đạn hạt nhân đến khu vực này, sau khi Mỹ tuyên bố về kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Cezch và Ba Lan.

Ngày 6/2/2018, Nga tuyên bố họ có quyền đưa vũ khí đến bất cứ nơi nào trên lãnh thổ của mình sau khi xuất hiện các báo cáo cho rằng Moscow đã triển khai tên lửa Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở Kaliningrad.

Các tên lửa Iskander có độ chính xác cao, có thể được gắn đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, có tầm bắn lên tới 500 km (310 dặm).

Nếu được khai hỏa từ Kaliningrad, những tên lửa này có thể tiếp cận phần lớn các nước thành viên NATO trong khu vực này, gồm Ba Lan và các nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia.

Litva “phong tỏa” Kaliningrad

Lithuania (Litva) cấm vận chuyển hàng hóa nằm trong danh sách trừng phạt của EU thông qua nước này tới vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga từ ngày 17/6/2022. Các mặt hàng Nga nằm trong danh sách trừng phạt của EU bao gồm than đá, kim loại, vật liệu xây dựng…

Matxcơva nói rằng lệnh cấm của Lithuania là “chưa từng có tiền lệ” và “trái pháp luật”, đồng thời yêu cầu Lithuania ngay lập tức dỡ bỏ lệnh cấm.

“Nếu quá trình vận chuyển hàng hóa giữa khu vực Kaliningrad và phần còn lại của Liên bang Nga qua Lithuania không được khôi phục hoàn toàn trong tương lai gần, thì Nga có quyền thực hiện các hành động để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình”, Bộ Ngoại giao Nga thông báo.

Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis cho biết nước này chỉ thực hiện các biện pháp trừng phạt do EU áp đặt vì Lithuania là thành viên của khối. Ông cho biết các biện pháp được thực hiện sau khi tham vấn với Ủy ban châu Âu và theo hướng dẫn của cơ quan này. Hàng hóa trong danh sách trừng phạt bao gồm thép nhưng được mở rộng ra các mặt hàng từ than đá đến đồ uống có cồn.

Trong khi đó, Hội đồng châu Âu hôm 20/6 quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt do EU đưa ra nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập Crimea và TP Sevastopol đến ngày 23/6/2023.

Lập tức EU trấn an Nga. Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell, cho biết Lithuania chỉ đơn giản là thực thi chế độ trừng phạt của khối. Tuy nhiên, ông Borrell nói thêm rằng ông lo ngại về nguy cơ trả đũa và sẽ kiểm tra xem tất cả các quy tắc có được tuân thủ hay không.

Ông Borrell nói: “Tôi luôn lo lắng về sự trả đũa của Nga. Không có phong tỏa. Quá cảnh đường bộ giữa Kaliningrad và các vùng khác của Nga không bị cấm. Thứ hai, việc quá cảnh người và hàng hóa không bị cấm vẫn tiếp diễn. Thứ 3, Lithuania đã không thực hiện bất kỳ hạn chế quốc gia đơn phương nào. Chúng tôi đang trong trạng thái đề phòng. Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ các khía cạnh pháp lý để xác minh rằng chúng tôi hoàn toàn tuân thủ mọi quy tắc”.

Litva, Estonia và Latvia – ba quốc gia này cùng với Ba Lan cực kỳ ghét Nga – gia nhập NATO sau Chiến tranh Lạnh. Cả 3 nước này đều lo ngại xung đột có nguy cơ lan rộng và Nga có thể cố gắng chiếm Hành lang Suwalki (Suwalki Gap) – một dải đất có vai trò quan trọng chiến lược dọc theo biên giới Ba Lan – Litva. Hành lang Suwalki dài khoảng 65km kết nối vùng Kaliningrad của Nga với quốc gia đồng minh Belarus, là con đường bộ duy nhất để Nga có thể chi viện cho vùng lãnh thổ hải ngoại này.

Căng thẳng giữa Nga và NATO dọc theo Hành lang Suwalki bùng phát vào năm 2016 khi các bộ trưởng quốc phòng NATO quyết định đều 4.000 binh sỹ đến Ba Lan và các nước vùng Baltic. Cùng thời điểm đó, Nga đã khởi động cuộc tập trận kéo dài 1 tuần. Nếu Nga có thể kiểm soát hoàn toàn khu vực này, Moscow sẽ dễ dàng chia cắt NATO thành hai nửa, một nửa ở Đông Âu và một nửa ở Baltic.

Việc Litva phong tỏa Kaliningrad chỉ làm căng thẳng Nga – EU/NATO gia tăng, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì rất có thể chiến tranh lan rộng giữa Nga và các nước NATO, có nghĩa là chiến tranh thế giới chứ không đùa đâu.

>> Nga lấy Crimea như thế nào?

Từ khóa: Kaliningrad bản đồKaliningrad là tỉnh năm ngoài lãnh thổ Nga những hết sức quan trong vịKaliningrad mapKaliningrad wikiNgười Việt ở KaliningradQuân đội Nga tại KaliningradTại sao Kaliningrad lại thuộc lãnh thổ của NgaTại sao Nga có KaliningradTỉnh Kaliningrad năm biệt lập với lãnh thổ Liên bang Nga có vị trí tiếp giáp vớiVị trí chiến lược KaliningradVùng đất cấm'' Kaliningrad
KIM

KIM

KIM là một nhà báo. Tôi viết về các vấn đề kinh tế, xã hội và đôi khi cả du lịch. Sở thích đọc sách và nấu ăn cho gia đình.

Related Posts

Tòa án hình sự quốc tế ra lệnh bắt Tổng thống Nga, vậy Nga phải có hành động gì chứ?
Hôm nay mới biết

Tòa án hình sự quốc tế ra lệnh bắt Tổng thống Nga, vậy Nga phải có hành động gì chứ?

20 Tháng Ba, 2023
Lệnh bắt ông Putin của ICC có ý nghĩa gì?
Hôm nay mới biết

Lệnh bắt ông Putin của ICC có ý nghĩa gì?

18 Tháng Ba, 2023
Tòa hình sự quốc tế bắt người để xét xử thế nào?
Hôm nay mới biết

Tòa hình sự quốc tế bắt người để xét xử thế nào?

18 Tháng Ba, 2023

Bài viết mới

5 thay đổi về nước da này có thể là ung thư

5 thay đổi về nước da này có thể là ung thư

20 Tháng Ba, 2023
Tòa án hình sự quốc tế ra lệnh bắt Tổng thống Nga, vậy Nga phải có hành động gì chứ?

Tòa án hình sự quốc tế ra lệnh bắt Tổng thống Nga, vậy Nga phải có hành động gì chứ?

20 Tháng Ba, 2023
400-500 ngàn đồng một lọ canxi có phải là thuế IQ không?

400-500 ngàn đồng một lọ canxi có phải là thuế IQ không?

20 Tháng Ba, 2023
Hơi thở bị hôi do đâu?

Hơi thở bị hôi do đâu? 5 bí quyết giúp bạn có hơi thở thơm tho và dễ chịu!

20 Tháng Ba, 2023
Canh xương tôm không bổ sung canxi! Danh sách thực phẩm bổ sung canxi thực sự được đón nhận nồng nhiệt

Canh xương tôm không bổ sung canxi! Danh sách thực phẩm bổ sung canxi thực sự được đón nhận nồng nhiệt

18 Tháng Ba, 2023

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    7 cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cấu tạo của la bàn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thế nào gọi là số tròn trăm?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đề Toán thi vào lớp 6 chuyên Ams 2022 và đáp án

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1kg tờ 500k bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ba ngôi sao thẳng hàng có ý nghĩa gì

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tả cây bóng mát ngắn nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tên cây bắt đầu bằng chữ x

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.