Thiên văn học Ai Cập cổ đại: Từ rất sớm với những dụng cụ thô sơ như sợi dây, mảnh ván… các nhà thiên văn học Ai Cập cổ đại thường ngồi trên nóc đền, miếu để quan sát bầu trời.
Các vị thần Geb và Nut. Nut tượng trưng cho bầu trời với những vì sao bao bọc Trái Đất.
Quan niệm của người Ai Cập về vũ trụ gắn liền với đa thần giáo. Trung tâm của thế giới là thần Geb, vị thần tượng trưng cho Trái Đất, người chị đồng thời là vợ của Geb – thần Nut chính là bầu trời. Nut sinh ra thần Ra – thần Mặt Trời và các vì sao còn Ra sinh ra Thoth – thần Mặt Trăng.
Do Nut cứ sáng ra lại nuốt hết các vì tinh tú rồi đến đêm mới thả ra nên thần Shu, cha của bà, đã nâng bầu trời lên khỏi mặt đất.
Thần Ra ban ngày bơi trên sông Nile ở thượng giới, chiếu sáng mặt đất còn ban đêm lại du hành dưới sông Nile chốn âm phủ và chiến đấu với những thế lực đen tối để rồi sáng hôm sau lại xuất hiện phía chân trời.
Phát hiện ra 12 cung hoàng đạo và biết được các hành tinh kim – mộc – thủy – hỏa – thổ có một số kiến thức về Nhật thực, Nguyệt thực, sao băng, sao chổi. Hình vẽ 12 cung hoàng đạo trên trần đền thờ Hathor ở Dender.
Trong những nghiên cứu của Robert Bauval, ông nhận thấy rằng đường thông hơi phía Nam phòng Vua được xếp thẳng với sao Orion sao của thần Osiris. Đường thông hơi từ phòng Hoàng Hậu lại xếp thẳng với sao Sirius ngôi sao của thần Isis (Osiris và Isis là anh em ruột và cũng là vợ chồng).
Nữ thần Isis đại diện cho sao Sirius, một ngôi sao rất quan trọng đối với người Ai Cập cổ.
Cung hoàng đạo
- Aries : Bạch Dương
- Taurus: Kim Ngưu
- Gemini: Song Tử
- Cancer: Cự Giải
- Leo: Sư Tử
- Virgo: Xử Nữ
- Libra : Thiên Bình
- Scorpio: Bọ Cạp
- Sagittarius: Nhân Mã
- Capricorn: Ma Kết
- Aquarius: Bảo Bình
- Pisces: Song Ngư
Ở Giza, Herchel đã tìm thấy 4 khu vực, vẫn chưa coi là di tích như kim tự tháp mà từ đó có thể sớm kết luận rằng chúng sẽ tạo thành một chòm sao Orion đầy đủ tại Giza.
Bầu trời được chia thành 45 chòm sao và con người đã biết đến các hành tinh như Sao Mộc, sao Hoả, Sao Thổ, Sao Kim, sao Thuỷ.
Về dụng cụ thiên văn, người Ai Cập đã sáng chế ra nhật khuê (một thanh gỗ có đầu cong để đo thời gian) và đồng hồ Mặt Trời, đó chính là những cột bia thờ thần Ra, nó cho phép xác định độ cao của Mặt Trời so với đường chân trời. Để đo thời gian về ban đêm, các vị tư tế theo dõi vị trí của những ngôi sao. Người Ai Cập cũng đã cống hiến cho nhân loại ý tưởng xác định một giờ bằng 1/24 độ dài của một ngày đêm, thống nhất cho mọi mùa trong năm.
Tóm lại, người Ai Cập cổ đã vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định 12 cung hoàng đạo và sao Thuỷ, Kim, Hoả, Mộc, Thổ. Người Ai Cập cổ làm ra lịch dựa vào sự quan sát sao Lang (Sirius). Một năm của họ có 365 ngày, đó là khoảng cách giữa hai lần họ thấy sao Lang xuất hiện đúng đường chân trời. Họ chia một năm làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm làm ngày lễ. Để chia thời gian trong ngày, họ đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước.