Nhiều người biết rằng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không cần uống nước. Vậy trẻ sơ sinh uống sữa công thức có cần uống nước không?
Các bác sĩ nhi khoa đã cảnh báo các bậc cha mẹ về sự nguy hiểm của việc cho trẻ dưới sáu tháng tuổi uống nước vì điều này có thể gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ. Trẻ sơ sinh không cần nước theo cách tương tự như trẻ em và người lớn, ngay cả trong một ngày hè nóng bức.
Theo một nghiên cứu được công bố bởi NHS (Anh), sữa mẹ và cả sữa công thức đều rất giàu nước với nồng độ chất điện giải thấp. Điều này có nghĩa là sữa mẹ và sữa công thức đủ nước cho bé trong sáu tháng đầu đời.
Viện nhi khoa Hoa Kỳ khẳng định em bé khỏe mạnh không cần thêm nước. Sữa mẹ, sữa công thức, hoặc cả hai đều cung cấp tất cả các chất lỏng các bé cần.
Tuy nhiên, một số cha mẹ có thể không biết về những nguy hiểm thực sự của việc cung cấp nước cho trẻ nhỏ. Cho trẻ uống nước với số lượng lớn thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc nước uống, đó là tình trạng các chất điện giải (như natri) trong máu của em bé bị pha loãng, ức chế các chức năng cơ thể bình thường và dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như nhiệt độ cơ thể thấp hoặc co giật. Vì trẻ dưới 6 tháng tuổi có khối lượng cơ thể thấp, việc uống nước rất dễ khiến vượt nhu cầu natri bình thường của cơ thể – những khoáng chất và chất điện giải này đã có đủ trong sữa mẹ khi mẹ cho bé bú.
Tổ chức Y tế trên thế giới khuyên mẹ nên đợi đến khi bé bắt đầu ăn dặm. Tại thời điểm đó, mẹ có thể cung cấp một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội nhưng không thay thế sữa mẹ. Bé vẫn nên được cho bú mẹ tiếp tục và kéo dài về sau mà theo khuyến cáo của WHO là nên kéo dài đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện.