Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Giáo dục » Lịch sử » Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là như thế nào?

Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là như thế nào?

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là như thế nào?

Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là như thế nào?

Việt Nam vừa trở thành một trong 5 ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 số phiếu 192/193. Vậy Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là như thế nào?

Đây là lần thứ hai Việt Nam ứng cử vào Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (United Nations Security Council, viết tắt UNSC). Việt Nam từng là thành viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2008 – 2009 và đảm nhận vai trò chủ tịch Hội đồng bảo an vào tháng 7/2008 và tháng 10/2009.

Hội đồng bảo an là một trong 6 cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, được thành lập nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Theo Điều 39 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất của Liên Hợp Quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe doạ đối với hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42, để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.

Hội đồng bảo an có 15 thành viên, trong đó 5 thành viên thường trực và 10 thành viên được bầu với nhiệm kỳ hai năm. Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Hiện nay, chỉ có 5 thành viên này là những quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân chiếu theo Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Mỗi khi có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thông qua do 1 nước thành viên thường trực bỏ phiếu chống, ta nói rằng nước đó đã phủ quyết.

Ngoài 5 thành viên thường trực, còn có các nước thành viên không thường trực (các thành viên này do các nước luân phiên nhau đảm nhiệm theo kết quả bầu cử tại đại hội đồng). Từ 1946 đến 1965, Hội đồng Bảo an chỉ có 6 thành viên luân phiên (theo bầu cử) nhưng con số này sau đó được mở rộng lên 10 thành viên với định mức cho mỗi khu vực như sau: 2 ghế cho các khu vực châu Phi, châu Á, châu Mỹ, và Tây Âu, 1 ghế cho Đông Âu, và ghế còn lại luân phiên giữa châu Phi và châu Á. Các nước thành viên luân phiên được chia thành 2 nhóm với nhiệm kỳ 2 năm xen kẽ nhau, tức mỗi năm có 5 thành viên ra đi để nhường chỗ cho 5 gương mặt mới, bắt đầu từ ngày 1/1.

Năm 2019 có tổng cộng 6 ứng viên tham gia ứng cử các vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an năm nay gồm: Nigeria, Tunisia, Việt Nam, Grenadines, Estonia, Romania.

Vai trò của ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc  là như thế nào?

Nếu như một trong 5 thành viên chính thức có quyền phủ quyết thì vai trò của thành viên không chính thức có ý nghĩa gì? Là người chơi chính hay chỉ là chiếc bình hoa di động?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần hiểu vai trò của thành viên thể hiện qua việc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc:

  • Mỗi thành viên Hội đồng có một phiếu bầu. Các thành viên giơ tay để bỏ phiếu, và ngồi vào một cái bàn hình móng ngựa.
  • Để được phê chuẩn, một nghị quyết của Hội đồng phải có chín phiếu “CÓ” trong số 15 và không có phiếu “KHÔNG” nào trong số năm thành viên thường trực.
  • Một phiếu “KHÔNG” từ một trong năm thành viên thường trực giết chết nghị quyết.
  • Không có thứ gọi là phiếu “VETO” (phủ quyết) trong các quy tắc chính thức của Liên Hợp Quốc, mặc dù phiếu “KHÔNG” từ một thành viên thường trực có tác dụng phủ quyết nghị quyết.
  • Nếu một thành viên “ABSTAINS” (bỏ phiếu trắng) thì nó không được tính là phiếu “CÓ” hoặc “KHÔNG”

Mặc dù phần lớn phụ thuộc vào các quốc gia cụ thể ngồi quanh bàn và thậm chí tính cách của các thành viên đại biểu, sự chia rẽ giữa các thành viên thường trực là một nhắc nhở và mở cửa cho các thành viên không thường trực đóng vai trò lớn hơn. Về mặt này vai trò của các thành viên không thường trực đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy Hội đồng giải quyết hậu quả của xung đột ngay cả khi Hội đồng đã không thể vượt qua 5 thành viên thường trực để tự giải quyết xung đột. Ví dụ: Ai Cập, Nhật Bản, New Zealand, Tây Ban Nha và Thụy Điển đều đã đóng vai trò lãnh đạo thành công theo nhiều cách khác nhau trong vài năm qua về các vấn đề liên quan đến nhân đạo khác nhau liên quan đến Syria.

Từ khóa: chức năng của hội đồng bảo an liên hợp quốchiện nay liên hợp quốc có bao nhiêu thành viênliên hợp quốc có bao nhiêu thành viên năm 2018năm 2017 liên hợp quốc có bao nhiêu thành viênnhiệm kỳ của các nước ủy viên không thường trực hội đồng bảo an liên hợp quốc làỦy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là như thế nàoủy viên thường trực hội đồng bảo an liên hợp quốc gồm những quốc gia nàovai trò của ủy viên không thường trực hội đồng bảo an liên hợp quốcviệt nam được bầu làm ủy viên không thường trực hội đồng bảo an nhiệm kỳ nàoviệt nam là ủy viên không thường trực của hội đồng bảo an liên hợp quốc vào năm nào
KIM

KIM

KIM là một nhà báo. Tôi viết về các vấn đề kinh tế, xã hội và đôi khi cả du lịch. Sở thích đọc sách và nấu ăn cho gia đình.

Related Posts

Cái chết của Lưu Thiếu Kỳ
Lịch sử

Cái chết của Lưu Thiếu Kỳ

6 Tháng Ba, 2023
Sự thật về cái chết của Lâm Bưu
Lịch sử

Sự thật về cái chết của Lâm Bưu

6 Tháng Ba, 2023
Lôi Phong là ai?
Lịch sử

Lôi Phong là ai?

6 Tháng Ba, 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Trẻ em trong độ tuổi đi học chậm nói?

Trẻ em trong độ tuổi đi học chậm nói? Có lẽ có một mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn! 

29 Tháng Ba, 2023
Ung thư đại trực tràng ở những người trẻ tuổi ngày càng tăng

Ung thư đại trực tràng ở những người trẻ tuổi ngày càng tăng

27 Tháng Ba, 2023
Uống nhiều sữa có gây ung thư? Viên mè đen có ngăn rụng tóc được không? Nhiều người bị lừa bởi 6 tin đồn thực phẩm này

Uống nhiều sữa có gây ung thư? Viên mè đen có ngăn rụng tóc được không? Nhiều người bị lừa bởi 6 tin đồn thực phẩm này

27 Tháng Ba, 2023
Tại sao Nga triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus?

Tại sao Nga triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus?

27 Tháng Ba, 2023
Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất

23 Tháng Ba, 2023

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    7 cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ba ngôi sao thẳng hàng có ý nghĩa gì

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách xác định chủ ngữ vị ngữ lớp 4, 5

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1kg tờ 500k bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cấu tạo của la bàn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Công thức tính tỉ lệ bản đồ lớp 4

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Các thuật ngữ khi mua iPhone cũ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.