Nhiều mẹ rất lo lắng khi trả kết quả siêu âm bác sĩ nói chiều dài xương mũi thai nhi ngắn. Vậy chiều dài xương mũi thai nhi ngắn là như thế nào, có đáng lo?
Ở tuần thứ 4 của thai kỳ, mũi bé bắt đầu hình thành như một phần đường thở của bào thai. Tới cuối tam cá nguyệt đầu tiên, tức tuần thai thứ 11, các thành phần cơ bản của mũi đã hình thành. Chính vì thế ở thời điểm này, các mẹ bầu nên đến bệnh viện để tiến hành siêu âm kiểm tra chiều dài xương mũi.
Giai đoạn tuổi thai vào tuần thứ 17, 18, 21, 23, 25, 27 hay các tuần thai của 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm chiều dài xương mũi thai nhi.
Tùy vào từng độ tuổi của thai nhi mà sẽ cho kết quả chiều dài xương mũi khác nhau. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Philipin, độ dài xương mũi thai nhi vào các tuần thai thứ 11, 12, 13, 14 và 15 tương ứng với 1,97mm, 2,37mm, 2,90mm, 3,44mm và 4,05mm.
Theo TS. BS Lê Thị Thu Hà – Khoa Sản C, Bệnh viện Từ Dũ cho biết chiều dài xương mũi còn tùy thuộc vào dân tộc, di truyền và tuổi thai. Cụ thể như người da trắng có xương mũi dài hơn so với người da vàng. Bố mẹ mũi tẹt thì con sẽ có xương mũi ngắn.
Chiều dài xương mũi càng ngắn so với chuẩn tuổi thai thì nguy cơ bé bị mắc chứng Down càng cao.
Chẳng hạn, chiều dài xương mũi ngắn (< 3,5mm) ở tuổi thai 22 tuần hoặc bất sản xương mũi thì có nguy cơ hội chứng Down cao.
Mẹ cần tiếp tục theo dõi ở mốc siêu âm tiếp theo, nếu cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm chọc ối để có được kết quả chính xác nhất.