FTX phá sản ngày 11/11/2022 sau khi sàn giao dịch tiền điện tử Binance đã rút lui khỏi một thỏa thuận mua lại FTX và người dùng đã rút khoảng 6 tỷ đô la tiền quỹ. Sam Bankman-Fried của FTX, người thường đi ngang qua SBF, đã từ chức Giám đốc điều hành vào thứ Sáu.
Chỉ trong vài ngày, FTX từ mức định giá 32 tỉ USD đã nộp đơn phá sản sau khi thanh khoản cạn kiệt, khách hàng yêu cầu rút tiền và sàn giao dịch Binance “quay xe” không mua lại công ty.
Trong ngày 10/11, thị trường tiền mã hóa lao dốc sau động thái từ Binance, giá bitcoin rơi xuống mức thấp kỷ lục trong 2 năm. Chỉ sau 1 đêm, giá bitcoin cũng lần đầu tiên giảm xuống dưới 16.000 USD kể từ năm 2020.
Động thái của Binance cũng khiến nhiều nhà đầu tư bán tháo FTT (tiền mã hóa của sàn FTX), khiến giá FTT liên tục giảm sút. Tính riêng trong tuần qua, giá FTT đã giảm đến 90%, còn khoảng 2 USD.
Cùng ngày, người sáng lập FTX Sam Bankman-Fried đã từ chức giám đốc điều hành và được thay thế bởi John J. Ray III.
Tuy nhiên, việc đệ đơn xin phá sản theo chương 11 Luật phá sản của Mỹ không phải là dấu chấm hết cho FTX. Chương 11 quy định hình thức phá sản liên quan đến việc tổ chức lại các công việc kinh doanh, các khoản nợ và tài sản của con nợ.
Do đó, các công ty thường nộp đơn phá sản theo chương 11 nếu họ cần thời gian để cơ cấu lại các khoản nợ và hoàn toàn có thể quay trở lại thị trường.
Trước khi nộp đơn xin phá sản, sàn FTX đối mặt với khoản nợ 7 tỉ USD. Việc này bắt nguồn từ quyết định của nhà sáng lập Bankman-Fried vài tháng trước, khi tung ra nhiều khoản cho vay khẩn cấp trị giá hàng trăm triệu USD để cứu các công ty cùng ngành trước bờ vực phá sản.
FTX là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn thứ ba thế giới, sau Binance và Coinbase. FTT từng thuộc nhóm tiền mã hóa hàng đầu trên thị trường với độ biến động thấp.