Thông tin mới nhất về đường vành đai 3: Khởi công cuối năm 2023, Năm 2025 thi công cơ bản hoàn thành, thông xe toàn tuyến. Năm 2026 sẽ hoàn thiện toàn bộ tuyến đường.
Dự án Đường vành đai 3 – TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch năm 2011 với chiều dài hơn 89km, đi qua địa bàn 4 tỉnh, thành: Long An, TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Tuyến đường quy mô 8 làn xe cao tốc hoàn chỉnh và đường song hành hai bên, mỗi bên tối thiểu 2 làn xe.
Giai đoạn 1 dự án dài hơn 76km, 4 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên quy mô tối thiểu 2 làn xe. Dự án sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch để giữ đất nhằm tạo thuận lợi khi đầu tư giai đoạn 2 lên 8 làn xe. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án gần 76 ngàn tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư gần 42 ngàn tỷ đồng.
Chi phí xây dựng vành đai 3 TP.HCM 294 tỉ đồng/km (chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng..). Chi phí xây dựng này thấp hơn chi phí xây dựng đường vành đai 4 Hà Nội nhưng cao hơn chi phí xây dựng cao tốc Bắc – Nam; cao tốc Bắc – Nam khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Cụ thể chi phí xây dựng đường vành đai 4 Hà Nội là 420 tỉ đồng/km. Chi phí xây dựng cao tốc Bắc – Nam là 132 tỉ đồng/km; cao tốc Bắc – Nam khu vực ĐBSCL là 220 tỉ đồng/km.
Đường vành đai lại đi qua đô thị hóa dày đặc khu dân cư . Trong hơn 91km đường vành đai 3, đoạn qua TP.HCM là 47,62km; Bình Dương 25,93km; Đồng Nai 11,3km; Long An 6,8km, chia làm 4 đoạn lớn gồm: Tân Vạn – Bình Chuẩn, Tân Vạn – Nhơn Trạch, Bình Chuẩn – quốc lộ 22, quốc lộ 22 – Bến Lức. Hiện tuyến đường đã đầu tư được 16,3km trên địa bàn Bình Dương; một đoạn dài 8,75km thuộc đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch sẽ khởi công đầu năm 2022.
Đường vành đai 3 TPHCM đi qua những đâu:
Đường Vành đai 3 – thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu tại Km 38 + 500 lý trình đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (khu vực Nhơn Trạch), tuyến hướng lên phía Bắc vượt sông Đồng Nai tại cầu Nhơn Trạch qua địa phận thành phố Thủ Đức (TPHCM), giao cắt đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (tại khoảng Km 8 + 772), giao cắt quốc lộ 1A (xa lộ Hà Nội) tại Khu vực Tân Vạn, tuyến đi trùng đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đến Bình Chuẩn tuyến rẽ trái giao quốc lộ 13 (tại khoảng Km 14 + 200 – lý trình quốc lộ 13) tại thành phố Thủ Dầu Một, vượt sông Sài Gòn (cầu Bình Gởi cách cảng Bà Lụa hiện hữu về phía hạ lưu khoảng 500 m), cắt quốc lộ 22 tại huyện Hóc Môn (Khu công nghiệp Tân Hiệp) tại lý trình Km 8 + 800 theo lý trình quốc lộ 22, đi song song Kênh An Hạ, qua Khu vực Mỹ Yên – Tân Bửu về điểm cuối giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Dự án có tổng chiều dài gần 97,7 km, đi qua địa phận các tỉnh, thành Long An, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên, là đường cao tốc đô thị cho xe lưu thông với vận tốc 100 km/h. Được triển khai thi công gồm 4 đoạn:
Đoạn 1: Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3 km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai (đường vành đai 3 Nhơn Trạch) và Thành phố Hồ Chí Minh (đường vành đai TPHCM):
Đoạn 2: Đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn (đường vành đai 3 Bình Dương), dài 16,7 km. Tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và về cơ bản đã đưa vào khai thác.
Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 24,5km, điểm đầu giao cắt quốc lộ 1A tại khu vực Tân Vạn, tuyến đi trùng đường Tân Vạn – Mỹ Phước (dài 16,3 km đi trên cao), đến Bình Chuẩn tuyến rẽ trái giao quốc lộ 13 (tại Km 14 + 200 – lý trình Quốc lộ 13) tại thành phố Thủ Dầu Một, điểm cuối vượt sông sài Gòn tại vị trí cách cảng Bà Lụa hiện hữu về phía hạ lưu khoảng 500m (xây dựng mới cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn). Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với quy mô 6-8 làn xe, xây dựng trước năm 2020.[1]
Đoạn 3: Đoạn quốc lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1 km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính hơn 10.000 tỉ đồng, hiện đang kêu gọi các nhà tài trợ, các nhà đầu tư để tìm nguồn vốn xây lắp cho giai đoạn này.
Đoạn 4: Đoạn Bến Lức – quốc lộ 22 dài 28,9 km, đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính khoảng 11.000 tỉ đồng.
Tổng vốn đầu tư đường vành đai 3, ở thời điểm công bố quy hoạch năm 2011 là 55.805 tỉ đồng (không bao gồm kinh phí các cầu vượt). Dự án sẽ được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ và vốn ODA.