Chương trình tiếng Việt lớp 4 gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn (văn miêu tả, văn kể chuyện, văn viết thư).
CẤU TẠO TỪ
Học sinh phân biệt được tiếng và từ, phân biệt được 2 từ đơn và 1 từ phức, biết cách xác định tiếng có nghĩa và tiếng không có nghĩa trong một từ, biết cách phân biệt láy và ghép, phân biệt các loại láy, nhận diện được láy đặc biệt, phân biệt được ghép tổng hợp và ghép phân loại.
Bài 1: Từ đơn, từ phức
1.Tiếng và từ
2.Từ đơn và từ phức
Bài 2: Từ láy, từ ghép
- Từ láy và các loại láy
- Từ ghép và các loại ghép
- Phân biệt từ láy và từ ghép
TỪ LOẠI
Học sinh xác định được đúng từ loại (danh từ, động từ, tính từ) trong một câu cụ thể.
Học sinh phân biệt được các loại danh từ, tính từ, giữa danh từ chỉ người và đại từ xưng hô; phân biệt rõ động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái, giữa động từ chỉ trạng thái và tính từ.
Học sinh còn có thể vận dụng lí thuyết để nhận diện được một từ bất kì có khả năng là danh từ, tính từ, động từ hay và đặt câu với 1 từ là danh từ hoặc động từ, tính từ…
Bài 1: Danh từ
Bài 2: Động từ
Bài 3: Tính từ
VĂN KỂ CHUYỆN
Học sinh hiểu và phân biệt được dạng văn kể chuyện và văn miêu tả, hiểu được những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của truyện kể, luyện tập xây dựng nhiều dạng tình huống truyện và tập viết các đoạn văn kể chuyện hay, tự nhiên, hấp dẫn…
Bài 1: Tìm hiểu về văn kể chuyện
Bài 2: Luyện tập xây dựng tình huống truyện
Bài 3: Luyện tập viết các đoạn văn kể chuyện
VĂN MIÊU TẢ
Học sinh biết lập dàn ý; luyện tập diễn đạt; biết cách tả các đối tượng như cây cối, cảnh vật, con vật, đồ vật, người; biết nhiều cách mở bài, cách kết bài, viết tốt phần thân bài theo trình tự rõ ràng, mạch lạc.
- Tả cây cối
- Tả cảnh
- Tả con vật
- Tả đồ vật
- Tả người
CÂU
Học sinh nhận diện được câu, nắm được các yêu cầu khi viết câu, chia tách đúng, nhanh và thành thạo các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu.
Học sinh phân biệt các loại trạng ngữ, các kiểu câu khó, phân biệt kiểu câu đơn và kiểu câu ghép, kiểu câu ai làm gì và ai thế nào, kiểu câu hỏi, kể, cảm, cầu khiến…
Bài 1: Câu và các bộ phận trong câu
Bài 2: Câu đảo ngữ
Bài 3: Các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp và theo mục đích nói
Bài 4: Kiểu câu Ai làm gì, ai thế nào, ai là gì
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
Học sinh nhận diện được biện pháp tu từ trong đoạn thơ, đoạn văn, tìm được hiệu quả của biện pháp tu từ với đoạn thơ, đoạn văn và với đối tượng được miêu tả trong đoạn, đặc biệt là học sinh còn được học trình bày hiệu quả của các biện pháp tu từ thành một đoạn văn theo một trình tự rõ ràng, mạch lạc.
Bài 1: So sánh
- Nhận diện phép so sánh
- Tìm hiệu quả của phép so sánh
- Trình bày hiệu quả của phép so sánh bằng một đoạn văn
Bài 2: Nhân hóa
- Nhận diện phép nhân hóa
- Tìm hiệu quả của phép nhân hóa
- Trình bày hiệu quả của phép nhân hóa bằng một đoạn văn
Bài 3: Điệp ngữ, đảo ngữ
- Nhận diện phép điệp ngữ, đảo ngữ
- Tìm hiệu quả của phép điệp ngữ, đảo ngữ
- Trình bày hiệu quả của phép điệp ngữ, đảo ngữ bằng một đoạn văn
KIẾN THỨC BỔ SUNG
Phần 1: Phân biệt từ Hán Việt và Thuần Việt
Phần 2: Các bài mở rộng vốn từ trong SGK lớp 4 – các từ Hán Việt trong chủ điểm mở rộng vốn từ
Phần 3: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Phần 4: Đọc hiểu và tìm ý của đoạn thơ, đoạn văn, nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản của đoạn thơ đoạn văn.