Reference.vn - Chuyên gia hằng ngày của bạn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn - Chuyên gia hằng ngày của bạn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Khoa học » Thiên văn » Lịch Chaldée và Cổ Do Thái

Lịch Chaldée và Cổ Do Thái

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Lịch Chaldée và Cổ Do Thái

Lịch Chaldée và Cổ Do Thái

Lịch Chaldée và Cổ Do Thái: Dân tộc đầu tiên đã nghiên cứu các vì sao, mở đầu cho môn Thiên Văn Học là những người Sumérien và Assyrien.

Hơn 6,000 năm về trước, trong thung lũng của hai con sông Tigres và Euphrates, các tu sĩ kiêm nhà thiên văn người Babylonien đã nhận thấy rằng mặt trăng tròn sau 30 ngày liên tiếp. Họ đã gọi quãng thời gian này là tháng và như vậy, một năm của họ có 12 tháng tức là 360 ngày. Nhưng vì mặt trời đi một vòng trên Hoàng Đạo trong 365 ngày 1/4 nên lịch của người Babylonien đã thiếu mất 5 ngày 1/4 tức là sau 6 năm, họ thiếu hơn 30 ngày. Để sửa chữa khuyết điểm này, họ chấp nhận một tháng phụ mỗi 6 năm.

Về sau này, các nhà thiên văn Babylonien thấy rằng cách xếp đặt này chưa được ổn thỏa nên quyết định rằng mỗi tháng có 29 ngày 1/2 và như vậy thích hợp với chuyển động của mặt trăng hơn. Nhưng khoảng thời gian kể trên là lẻ, khó cho việc tính lịch vì vậy, các nhà thiên văn lại đồng ý chấp nhận các tháng có lần lượt 29 và 30 ngày. Như thế tổng số các ngày trong 12 tháng mới được 354 ngày và còn thiếu 11 ngày 1/4. Trong khoảng 3 năm, tất nhiên có sự sai lệch một tháng đối với 4 mùa xuất hiện. Muốn sửa chữa điều này, nhà vua đã ban sắc lệnh chấp nhận một tháng nhuận thêm vào mỗi 3 năm. Tháng phụ này được tính căn cứ vào một ngôi sao mọc cùng một lúc với mặt trời (le lever héliaque). Đối với người Chaldéen, họ dùng ngôi sao Régulus. Khi mặt trời nằm trong chùm sao Hải Sư (Lion), ngôi sao Régulus bị chìm hẳn trong ánh sáng chan hòa của Thần Thái Dương và không ai trông thấy nó cả. Tới khi mặt trời chuyển sang chùm sao Xử Nữ (Vierge) thì người ta thấy vào lúc rạng đông tại chân trời chỗ mọc trời mọc, ngôi sao Régulus xuất hiện.

Mỗi tháng của người Chaldéen được liên kết với hai hay ba ngôi sao xuất hiện cùng một lúc với mặt trời và khi các ngôi sao này lại rơi sang tháng khác bên cạnh thì là lúc phải sửa đổi lại lịch. Dưới ảnh hưởng của nền văn minh của xứ Babylone, người Cổ Do Thái (Hébreux) đã học hỏi được các nguyên tắc về lịch và về thiên văn học. Người Cổ Do Thái còn bắt chước các tên gọi từng tháng của người Chaldéen.

Các tháng của người Chaldéen: Nisannu (tháng 4), Airu (tháng 5), Sivanu, Duzu, Abu, Ululu, Tasritu, Arah-samna, Kislou, Tebitu, Sebatu, Addaru (tháng 3).

Các tháng của người Cổ Do Thái: Nisan (tháng 4), Iyar (tháng 5), Sivan, Tamouz, Ab, Elul, Tisri, Marchesvan, Kislev, Tebet, Sebat, Ader (tháng 3).

Tại xứ Chaldée cũng như tại thành phố Palestine, do kinh nghiệm mà người ta nhận biết khi nào là ngày đầu tháng. Ngày đầu tháng này được tính căn cứ vào trăng thượng huyền (le croissant de la lune). Vào buổi hoàng hôn của ngày thứ 29, người ta quan sát bầu trời phía tây, nếu vào lúc mặt trời lặn mà nhìn thấy được trăng thượng huyền thì tháng mới được kể là bắt đầu. Nếu không quan sát được trăng thượng huyền, người ta sẽ làm lại công việc quan sát này vào ngày hôm sau. Nếu ngày 30 qua rồi mà trăng thượng huyền vẫn chưa xuất hiện, vị tu sĩ trưởng (grand prêtre) tất nhiên sẽ dùng tù và loan báo ngày đầu tháng.

Đối với người Cổ Do Thái, năm bắt đầu vào mùa Thu, ngày mồng 1 tháng Tisri rồi sau này Moise ấn định lại vào mùa Xuân, tháng Nisan hay tháng có hoa.

Để làm cho các tháng thích hợp với bốn mùa, người Chaldéen cũng như người Cổ Do Thái dùng tới tháng thứ 13, năm có tháng này được gọi là năm nhuận (année ambolismique) do danh từ Hy Lạp embolismos là thêm vào. Cứ vào tháng Nisan (tháng 4), người ta bắt đầu gặt được lúa mạch (orges) tại Palestine, vì thế nếu tới ngày 16 Nisan mà lúa mạch còn quá non, thì vị tu sĩ trưởng sẽ thêm một tháng Adar (tháng 3) nữa và tháng mới này được gọi là Véadar (tháng 3 thứ nhì).

Người Chaldéen kể ban ngày vào lúc mặt trời mọc và chia ban ngày ra làm 12 phần bằng nhau bằng cách dùng cột chỉ giờ (gnomon) và một thứ nhật quỹ (polos). Về ban đêm họ căn cứ vào các vì sao mà biết được giờ giấc. Nhờ các đồng hồ nước (clepsydre), người Chaldéen đã chia ngày ra làm 12 kaspu (1 kaspu = 2 giờ).

Người Cổ Do Thái cũng dùng cột chỉ giờ để tính thời gian. Ngày của họ bắt đầu vào lúc mặt trời lặn. Họ chia ban ngày và ban đêm ra làm 4 phần và sự phân chia này lúc đầu còn sai lệch nhưng dần dần trở nên chính xác hơn. Người Cổ Do Thái là những người đầu tiên dùng tuần lễ và ngày chuẩn được gọi là Sabbat. Ngày nghỉ ngơi này bắt đầu từ chiều thứ Sáu đối với lịch mà chúng ta dùng ngày nay, rồi các ngày kế tiếp được kể là thứ nhất, thứ hai… và ngày thứ sáu của họ được gọi là parascène, có nghĩa là chuẩn bị cho ngày Sabbat.

Theo tập tục cổ, người Cổ Do Thái cố tránh để không có hai ngày lễ hay hai ngày nghỉ liên tiếp vì thế có năm dư ra 1 ngày, khiến cho năm sau thiếu 1 ngày. Như vậy có 6 loại năm xuất hiện: ngoài các năm thông thường 12 tháng gồm 3 thứ: đều (có 354 ngày), dư (abondante) (có 355 ngày), và thiếu (défective) (có 353 ngày), còn có các năm nhuận 13 tháng gồm có 3 loại 384, 385 và 383 ngày. Thứ lịch phức tạp này của người Cổ Do Thái được xử dụng mãi tới khi họ biết đến Chu Kỳ Méton (cycle de Méton) gồm 19 năm. Tới khi này người Do Thái (Juifs) mới ấn định rõ ràng các tháng nhuận sẽ xẩy ra vào các năm thứ 3, 6, 8, 11, 14 và 19 của chu kỳ.

Theo: VietScience
Từ khóa: cách tính lịch âmdương lịch là gìlịch âm wikiLịch Chaldée và Cổ Do Tháilịch cổ đạilịch dương xuất phát từ đâulịch gregorynông lịch cổ đạinông lịch cổ đại phương đông
KIM

KIM

KIM là một nhà báo. Tôi viết về các vấn đề kinh tế, xã hội và đôi khi cả du lịch. Sở thích đọc sách và nấu ăn cho gia đình. Gia nhập Group Reference.vn để thảo luận, chia sẻ các vấn đề bạn quan tâm https://m.facebook.com/groups/3017543765020355?ref=bookmarks

Related Posts

Dưới điều kiện bình thường chúng ta có thể nhìn thấy tăng nào của mặt trời bằng mắt thường
Thiên văn

Dưới điều kiện bình thường chúng ta có thể nhìn thấy tầng nào của Mặt trời bằng mắt thường

4 Tháng Mười Hai, 2020
Hệ Mặt Trời hình thành trong bao lâu?
Thiên văn

Hệ Mặt Trời hình thành trong bao lâu?

4 Tháng Mười Hai, 2020
Bí ẩn sao Thiên Lang
Thiên văn

Bí ẩn sao Thiên Lang

1 Tháng Bảy, 2020

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Người khác cũng đang đọc

  • Lịch Ai Cập
  • Lịch xuất phát từ đâu?
  • Lịch Gregory là gì?

Bài viết mới

Mệnh đề thời gian là gì

Mệnh đề thời gian là gì?

7 Tháng Một, 2021
hệ thống tách nước du thuyền

Hệ thống tách nước trên du thuyền

7 Tháng Mười Hai, 2020
Nhược điểm máy giặt cửa trước ELectrolux

Nhược điểm máy giặt cửa trước ELectrolux

5 Tháng Mười Hai, 2020
Trong một phép chia cho 7 có số dư là 5

Trong một phép chia cho 7 có số dư là 5

5 Tháng Mười Hai, 2020
Các dạng toán phép chia có dư lớp 3

Các dạng toán phép chia có dư lớp 3

5 Tháng Mười Hai, 2020

Đọc nhiều trong 24h qua

  • 1kg tiền 500k là bao nhiêu tiền

    1kg tờ 500k bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thế nào gọi là số tròn trăm?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phím AC, CE, M+ trên máy tính Casio có nghĩa là gì?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tiêm thuốc trợ phổi bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sự thật về những đôi chân dài trên Tiktok

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Blackpink chiều cao cân nặng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hồng phiến tồn tại trong cơ thể bao lâu?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1 triệu đô la nặng bao nhiêu kg?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 15 phần trăm của 60 là bao nhiêu?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn – Chuyên gia hằng ngày của bạn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Xe máy
  • Ô tô

© 2019 K&L Media Co.