Kỷ luật cảnh cáo có bị mất chức hay không tùy vào trường hợp, vị trí công tác nhưng chắc chắn con đường quan lộ sẽ bị ảnh hưởng.
Theo Quy định, có các hình thức kỷ luật:
Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Vậy kỷ luật cảnh cáo là như thế nào? So với hình thức khiển trách, mức kỷ luật cảnh cáo nặng hơn, nhưng nhẹ hơn cách chức và khai trừ khỏi Đảng.
Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.
Quy định nêu rõ không được luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước đối với đảng viên đang được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật.
Khi đã bị kỷ luật, dù chỉ là mức nhẹ nhất cảnh cáo thì con đường quan lộ chắc chắn bị ảnh hưởng. Còn có bị mất chức hay không thì cũng còn tùy vào trường hợp, vị trí công tác.
Thời hạn hiệu lực của kỷ luật đảng chỉ là 1 năm nếu nếu đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên hết hiệu lực.
Theo Điều lệ Đảng, Ðảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.